Bữa Cơm Gia Đình Cho Trẻ Mầm Non

Bữa Cơm Gia Đình Cho Trẻ Mầm Non

giẻ sư�n, Cà rốt, cà chua, hành tây thái hạt lựu, Cà rốt, cà chua, hành tây thái hạt lựu, Hành, t�i khô bóc v� đập dập, Hành lá xắt, bột nếp để nước sốt thêm sánh, Gia vị: nước mắm, tiêu, đư�ng, tương ớt

giẻ sư�n, Cà rốt, cà chua, hành tây thái hạt lựu, Cà rốt, cà chua, hành tây thái hạt lựu, Hành, t�i khô bóc v� đập dập, Hành lá xắt, bột nếp để nước sốt thêm sánh, Gia vị: nước mắm, tiêu, đư�ng, tương ớt

Sau thời gian khắc phục những thiếu sót theo kết luận thanh tra, Hiệu trưởng Trường mầm non Ánh Dương được thôi việc theo nguyện vọng cá nhân

Ngày 6-11, UBND huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) ban hành quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ, Hiệu trưởng Trường mầm non Ánh Dương, được thôi việc kể từ ngày 6-11, theo nguyện vọng cá nhân.

Bà Huệ có trách nhiệm bàn giao nhiệm vụ, hồ sơ giấy tờ liên quan; được hưởng chế độ thôi việc và các chế độ khác (nếu có) theo quy định.

Trước đó, nhiều giáo viên, người lao động Trường Mầm non Ánh Dương phản ánh việc đóng tiền ăn 30.000 đồng/bữa nhưng phần ăn khá nghèo nàn, kém chất lượng. Sau khi có phản ánh, nhà trường đã trả lại phần tiền ăn còn thừa, để giáo viên tự đặt cơm bên ngoài.

Trường mầm non Ánh Dương, huyện Châu Đức

Ngày 21-9, huyện Châu Đức đã có quyết định thanh tra toàn diện Trường mầm non Ánh Dương.

Ngày 13-10, bà Phan Thị Hán Huệ đã gửi đơn xin nghỉ việc đến UBND huyện Châu Đức. Lý do bà Huệ đưa ra là do áp lực quá nặng nề, sức khỏe không đảm bảo và phải tiếp tục điều trị bệnh.

Bà Huệ cho biết bản thân không tư lợi nhưng chưa chỉ đạo kịp thời vấn đề công khai các hoạt động, để xảy ra thiếu đoàn kết nội bộ. Hiện đơn này vẫn đang được xem xét.

Sau thời gian thanh tra, đoàn thanh tra nêu ra những tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong công tác hoạt động của nhà trường như việc triển khai quy chế dân chủ, nội dung tăng thu nhập, thực hiện hợp đồng lao động, công khai tài chính...

Kết luận thanh tra chỉ rõ hiệu trưởng nhà trường thực hiện chưa đúng các quy định về thực hiện dân chủ cơ sở; chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; còn để xảy ra mất đoàn kết nội bộ cơ quan; phân công các nhân viên nấu ăn làm thêm công việc dọn dẹp vệ sinh sân trường là không phù hợp với vị trí việc làm.

Đối với việc tổ chức ăn trưa cho viên chức, người lao động, từ tháng 9-2023 đến 5-2024, hiệu trưởng không tổ chức lấy ý kiến để thống nhất việc tổ chức bữa ăn trưa và không công khai số tiền tổ chức ăn trưa; thiếu chỉ đạo trong việc xử lý hơn 18 triệu đồng tiền tồn dư; từ tháng 6-2024 đến 9-2024, tồn hơn 5 triệu đồng. Tồn hơn 25 triệu đồng từ việc tổ chức ăn bán trú cho trẻ nhưng chưa kịp thời lập thủ tục trả lại cho phụ huynh; một giáo viên đi học nhưng vẫn được chi trả tiền lương đủ 50 ngày công trong thời gian làm hè.

Chánh Thanh tra huyện Châu Đức đã kiến nghị hiệu trưởng trường tổ chức xử lý dứt điểm các hạn chế, thiếu sót. Trong đó yêu cầu hiệu trưởng công khai và hoàn trả lại số tiền hơn 18 triệu đồng cho giáo viên và người lao động đã đóng tiền ăn trưa từ tháng 9-2023 đến 5-2024; công khai và hoàn trả lại số tiền hơn 5 triệu đồng tiền ăn trưa hè năm 2024; thu hồi số tiền mà nhà trường đã trả dư ngày công cho một giáo viên trong quá trình đi học. Đồng thời, hoàn trả hơn 25 triệu đồng số tiền còn tồn trong thời gian hè năm 2024 theo đúng quy định.

Thanh tra huyện Châu Đức cũng kiến nghị Chủ tịch UBND huyện xử lý trách nhiệm đối với bà Phan Thị Hán Huệ với vai trò là hiệu trưởng và các cá nhân có liên quan đến những hạn chế, thiếu sót theo kết luận của thanh tra huyện.

Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]

Thanh tra huyện Châu Đức đã chỉ ra những hạn chế, thiếu sót tại Trường Mầm non Ánh Dương, trong khi đó hiệu trưởng nhà trường đã có đơn xin nghỉ việc.

Cho tôi hỏi, theo các chế độ hỗ trợ các bé mầm non có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Bình Định thì cái bé hộ nghèo được miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền ăn trưa và thêm khoản miễn giảm chi phí học tập nữa đúng không?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP về đối tượng được miễn học phí:

- Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật.

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.”

Theo đó, trẻ học mẫu giáo tại cơ sở giáo dục mầm non có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ sẽ được miễn học phí.

Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 81/2021/NĐ-CP về đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập gồm:

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ.

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông bị khuyết tật.

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Theo quy định trên, trẻ em mẫu giáo đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non sẽ nếu có cha, mẹ thuộc diện hộ nghèo thì sẽ thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập.

Đối tượng được hưởng một số chính sách khác

Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo như sau:

“Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo

Trẻ em độ tuổi mẫu giáo (không bao gồm trẻ em dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người) đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm một trong những điều kiện sau:

+ Có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

+ Không có nguồn nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

+ Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

+ Trẻ em là con liệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh; con một số đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có).

+ Trẻ em khuyết tật học hòa nhập.

Theo đó, nếu trẻ mẫu giáo đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non có gia đình thuộc diện hộ nghèo được trẻ sẽ được hỗ trợ thêm tiền ăn trưa theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP.

Như vậy, nếu trẻ học mẫu giáo tại các cơ sở giáo dục mầm non sẽ được  miễn học phí và được hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP và được hỗ trợ thêm tiền ăn trưa theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP.