Cảng Ở Chiết Giang Trung Quốc

Cảng Ở Chiết Giang Trung Quốc

Phát triển bởi Hemera Media

Phát triển bởi Hemera Media

Ẩm thực Chiết Giang, Những món ăn ngon khó có thể bỏ qua

Tỉnh Chiết Giang còn được gọi là “vùng đất lắm cá nhiều gạo”. Người dân nơi đây rất coi trọng bữa cơm cũng như các món ăn của họ. Dưới đây là 11 món ăn của vùng Chiết Giang được liệt vào danh sách top các món ngon nhất:

Những năm gần đây, đại học Sư Phạm Hồ Châu được xem là cơ sở [...]

Khí hậu tại Chiết Giang Trung Quốc

Chiết Giang nằm ở vùng chuyển tiếp khí hậu giữa đại lục Âu-Á và vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa điển hình, bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 5, mưa nhiều và khí hậu cũng biến đổi lớn; mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9, mưa kéo dài và nhiệt độ rất nóng, ẩm; mùa thu có khí hậu ấm áp và khô; mùa đông không kéo dài song nhiệt độ lạnh (nam bộ Ôn Châu có mùa đông ấm). Nhiệt độ trung bình năm là 15°C-18°C, nhiệt độ trung bình tháng 1 (tháng lạnh nhất) là 2°C-8°C và có thể xuống thấp đến -2,2°C đến -17,4°C, nhiệt độ trung bình tháng 7 (tháng nóng nhất) là 27°C-30°C và có thể lên cao đến 33°C-43°C.

Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Á, nên hướng gió và lượng mưa có sự thay đổi đáng kể giữa mùa hè và mùa đông. Lượng giáng thủy hàng năm là 980–2000 mm, số giờ nắng trung bình năm là 1.710-2.100 giờ. Vào đầu mùa hè có lượng mưa lớn, thường gọi là "Mai vũ quý tiết", mùa mưa gió mùa Đông Á), song tỉnh thường chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới từ Thái Bình Dương vào cuối hè. Vào mùa hè, gió đông nam chiếm ưu thế, các vùng núi phía đông núi Quát Thương, núi Nhạn Đãng và núi Tứ Minh có lượng mưa lớn, vùng hải đảo và khu vực trung bộ Chiết Giang có lượng mưa thấp hơn tương đối, nhiệt độ ở vùng bồn địa Kim-Cù tại trung bộ của tỉnh rất cao, các vùng xung quanh thấp hơn rõ rệt. Vào mùa đông, hướng gió lại chuyển thành hướng tây bắc, nhiệt độ cao dần từ bắc xuống nam.

Do nằm trên vùng chuyển tiếp giữa vùng có vĩ độ thấp và trung bình, nằm ở ven biển, kết hợp với việc có địa hình nhấp nhô lớn, lại phải chịu ảnh hưởng kép của gió mùa nhiệt đới và khối khí lạnh lục địa, Chiết Giang là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của các cơn bão tại Trung Quốc. Tuy nhiên, tấn suất các thảm họa tự nhiên diễn ra thì nhỏ hơn.

Vị trí địa lý tỉnh Chiết Giang Trung Quốc

Chiết Giang là tỉnh duyên hải đông nam Trung Quốc, ở phía nam của đồng bằng châu thổ Trường Giang, phía bắc liền kề với Thượng Hải và tỉnh Giang Tây, phía tây giáp với tỉnh An Huy và tỉnh Giang Tây, phía nam giáp với tỉnh Phúc Kiến, phía đông giáp với biển Hoa Đông. Đại bộ phận đường bờ biển của Chiết Giang khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển và đảo. Diện tích đất liền của Chiết Giang chiếm 1,02% diện tích toàn quốc, là một trong các tỉnh có diện tích nhỏ nhất Trung Quốc. Địa hình của Chiết Giang phức tạp, có thuyết nói là "thất sơn nhất thủy lưỡng phần điền", trong thực tế đồi núi chiếm 70,4% tổng diện tích của Giang Tây, đồng bằng và bồn địa chiếm 23,2%. Đỉnh Hoàng Mao Tiêm tại Long Tuyền, Lệ Thủy là đỉnh cao nhất tại tỉnh Chiết Giang. Lưu vực sông lớn nhất chảy trên địa bàn tỉnh là sông Tiền Đường, song dòng chảy lại nhiều uốn khúc, nên còn gọi là Chi Giang [sông hình chữ chi (之)], ngoài ra sông Tiền Đường cũng được gọi là Chiết Giang và là nguồn gốc của tên tỉnh. Tỉnh lị Hàng Châu chỉ cách Thương Hải hơn 130 km đường cao tốc. Các phương tiện truyền thông thường ám chỉ thủy triều ở sông Tiền Đường giống người Chiết Giang có "tinh thần chiến đấu cùng với tất cả sức mạnh" .

Đồng bằng tại Chiết Giang đa phần nằm ở hạ du các con sông lớn. Ở bắc bộ Chiết Giang là đồng bằng Hàng-Gia-Hồ, là một bộ phận của đồng bằng châu thổ Trường Giang với địa thế rất thấp, bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi dày đặc, có kênh Đại Vận Hà đi qua. Ngoài ra, tại vùng ven biển và ven sông trên địa bàn tỉnh có không ít các đồng bằng và bồn địa nhỏ, chủ yếu là có hình dạng dài và hẹp. Đồng bằng Ninh-Thiệu nằm ở duyên hải phía đông Chiết Giang, do phù sa của các sông Tiền Đường, sông Phổ Dương ,sông Tào Nga và sông Dũng bồi đắp nên. Ở hạ du sông Linh là đồng bằng Ôn-Hoàng, nằm trên địa phận các khu thị của Thai Châu. Ở phía hạ du sông Âu và sông Phi Vân là đồng bằng Ôn-Thụy, thuộc địa phận các khu thị của Ôn Châu. Ở tả ngạn hạ du sông Ngao thuộc huyện Bình Dương là đồng bằng Tiểu Nam, ở phía hữu ngạn thuộc huyện Thương Nam là đồng bằng Giang Nam. Các vùng đồng bằng này đều có đất đai phì nhiêu, sông sâu, sản lượng ngũ cốc dồi dào. Bồn địa Kim-Cù trải dài dọc theo sông Cù, sông Lan, sông Tân An, sông Kim Hoa trên địa phận Kim Hoa và Cù Châu, là bồn địa lớn nhất tỉnh Chiết Giang. Ngoài ra, tại Chiết Giang, còn có bồn địa Chư-Kỵ, bồn địa Tân-Thặng, bồn địa Thiên-Thai và bồn địa Cổ Tùng.

Làng chè Long Tỉnh (Longjing Tea)

Hàng Châu – thủ phủ của Chiết Giang nổi tiếng trên thế giới về chè Long Tỉnh (lóngjǐng chá), được đặt tên theo ngôi làng nhỏ cách tây Tây Hồ 3 km về phía Tây Nam. Làng đẹp như tranh Longjing – có nghĩa đen là Dragon Well – nằm giữa một vùng nông thôn đẹp nhất Trung Quốc và dễ dàng tiếp cận được từ Hàng Châu. Điểm nổi bật của một chuyến thăm làng và nhiều đồn điền là cơ hội để thử các loại trà truyền thống ở nguồn, hương vị độc đáo được ghi nhận là đến từ mùa xuân cổ, cung cấp nước cho giếng của làng, Dragon Well. Tham quan một trong những nhà máy chè trong khám phá công đoạn sản xuất chè với lá chè tươi được tinh chế, chế biến và đóng gói là một trải nghiệm thú vị.

Ô Trấn là một trong những “làng nước” nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Giống như một phiên bản nhỏ hơn của Venice, việc di chuyển quanh Ô Trấn bằng đường thủy, với những chiếc thuyền dài do người dân địa phương lái mang tất cả mọi thứ từ rau quả cho đến gia súc…

Tiền Đồng cổ trấn nổi bật ở Chiết Giang với địa hình 4 phía được núi bao quanh. Phía Bắc có núi Lương Hoàng uốn lượn quanh co, phía đông có núi Dương Gia, núi Nham Hạ. Nơi đây mang đậm chất cổ xưa cả về kiến trúc lẫn con người, ngay cả từng phiến đá, từng góc tường cũng mang hơi thở của lịch sử ngàn năm.

Tây Đường là một thị trấn nằm ở huyện Gia Thiện, phía Bắc của Chiết Giang. Nơi đây được biết đến như một trong 6 cổ trấn đẹp nhất của miền Nam Trung Quốc, với khí hậu mát mẻ, cảnh quan cổ kính và nhịp sống bình dị. 9 con sông chạy qua địa bàn của Tây Đường và chia thị trấn này thành 8 phần được nối với nhau bằng 27 cây cầu đá cổ. Bên trong thị trấn, rất nhiều ngôi nhà có từ thời nhà Minh được bảo quản tốt, đem đến một kiến trúc nghệ thuật đậm nét văn hóa Trung Hoa.

Chấp Bát Đô cho đến nay đã có hơn 900 năm lịch sử, vì chịu ít ảnh hưởng từ chiến tranh nên phần lớn vẻ đẹp của cổ trấn vẫn được giữ lại với những nét nguyên sơ nhất. Tới với cổ trấn này, du khách sẽ được tận mắt thấy những kiến trúc cổ tới từ: Khổng miếu, Văn Xương Các, cung Vạn Thọ, miếu Chân Vũ, Trung Nghĩa từ, Lão Nha môn,…

Nam Tần phố cổ là một trong những thị trấn lịch sử và văn hoá nổi tiếng ở Trung Quốc cách đây đã 760 năm. Thời xưa, nhờ sự phát triển của thị trường tơ lụa nên khu vực này mới trở thành một nơi giao thương quan trọng. Có tới 15 cây cầu được xây dựng và một tuyến đường thuỷ có chiều dài 4,5 km. Khi đến đây tham quan, du khách có thể thấy được những kiến trúc nhà cửa, đường phố trong Nam Tần phố cổ vẫn được gìn giữ khá nguyên vẹn vẻ đẹp từ xưa vốn có của nó.

Là một ngôi làng có lịch sử lâu đời ở huyện Đồng Lư, tỉnh Chiết Giang, Địch Phố sở hữu những tòa kiến trúc mang diện mạo Trung Hoa cổ kính. Dạo bước qua những con ngõ nhỏ quanh co, yên tĩnh, du khách dường như được đắm mình trong không gian của vùng Giang Nam xưa.

Ngôi làng này cũng đã xuất hiện từ rất lâu và được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Đây được coi là vùng đất thần tiên, cách xa chốn hồng trần ồn ã. Bao quanh thôn làng là những dãy núi trập trùng, rừng xanh bao la và cánh đồng hoa cải rực rỡ trải dài bất tận.

Ngôi làng tọa lạc giữa vùng núi phía bắc hồ Thiên Đảo, sở hữu khung cảnh thiên nhiên đẹp đến mê hồn, bốn bề là mạch núi trùng trùng điệp điệp. Những tòa nhà thiết kế đơn giản với hai màu đen, trắng càng khiến phong cảnh nơi đây nổi bật hơn. Ngôi làng là một địa điểm ưa thích của những du khách muốn tránh xa chốn đô thị ồn ào.

Du khách khi đặt chân đến Rừng trúc ở huyện An Cát chắc chắn sẽ mê mẩn với khung cảnh xanh bạt ngàn và phong cảnh sông núi hữu tình đẹp như tranh vẽ. “Non xanh, nước biếc” là những mỹ từ thích hợp nhất để mô tả vẻ đẹp của khu rừng. Nơi đây từng là bối cảnh cho nhiều bộ phim Trung Quốc nổi tiếng như “Ngọa hổ tàng long”, “Như sương như mây lại như gió”. Trèo khoảng 20 phút lên đỉnh núi, du khách sẽ có thể thưởng thức trọn vẹn cảnh rừng núi trong tầm nhìn.

Đỉnh cao nhất của vùng núi này lên tới 1.626 m so với mực nước biển, là địa điểm ưa thích của giới nhiếp ảnh. Nơi đây có ruộng bậc thang, biển mây bạt ngàn, rừng trúc, cầu cổ có mái che và vô vàn điểm tham quan hấp dẫn khác. Ẩn giữa lòng núi là một thôn làng đơn sơ, mộc mạc. Khu vực này chỉ có một nhược điểm là đường núi quanh co, gập ghềnh khó đi và chênh lệch thời tiết giữa ngày và đêm khá cao.

Hồ Vạn đảo vốn là một hồ nước nhân tạo, được xây sau khi hoàn thành các trạm thuỷ điện Xin’anjiang vào năm 1959. Hồ có diện tích lên đến 573 km², độ sâu trung bình là 34 m với hơn hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ khác nhau nổi trên mặt hồ. Nước ở Hồ Vạn đảo còn có thể uống được ngay và một số thương hiệu nước uống của Trung Quốc đã sử dụng nguồn nước này, tiêu biểu như Nongfu Spring. Phong cảnh hai bên bờ hồ chủ yếu là rừng rậm, cung cấp môi trường sống lý tưởng cho con người và nhiều động vật hoang dã. Du khách có thể thoải mái tận hưởng một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng cũng như quan sát được thêm nhiều loài vật lạ.

Hòn đảo này được bao quanh bởi biển Đông, là nơi sinh sống của các ngư dân thuần hậu, chất phác. Nhờ vẻ đẹp do mẹ thiên nhiên ban tặng, nơi đây từng là bối cảnh cho phim ảnh Trung Hoa. Nơi đây bao gồm 4 quần đảo khá lớn: Miếu Tử Hồ, Đông Phúc Sơn, Thanh Bang và Hoàng Hưng. Khí hậu ở đây vô cùng dễ chịu, tràn ngập ánh nắng. Nếu tới đây bằng tàu thủy, du khách có thể vừa ngắm cảnh biển, vừa câu cá và thưởng thức hải sản tươi ngon.