Chạy Chạy Đi Đừng Có Mà Dừng Lại

Chạy Chạy Đi Đừng Có Mà Dừng Lại

Country All Countries Vietnam

Country All Countries Vietnam

Không thể sống mãi trong "hào quang quá khứ"

Hàng loạt công ty công nghệ sa thải lao động trí óc với con số tính bằng hàng chục ngàn. Nhiều công ty liên tục cho công nhân lao động chân tay nghỉ việc do nhiều thứ, nhiều công đoạn đã được trí tuệ nhân tạo làm thay một cách hoàn hảo... là minh chứng khá rõ nét.

Doanh nhân Nguyễn Phi Vân từng chia sẻ rằng tương lai không dành cho những tư duy cũ, cách làm cũ, những con người cũ. Ngay cả người có nhiều kinh nghiệm trong ngành nhưng sống trong "hào quang quá khứ", sống bám vào lối mòn sẽ không phù hợp trong sự biến động như vũ bão của thế giới và thế kỷ này.

Có lẽ thời sự nhất lúc này là sự ra đời của siêu AI ChatGPT chắc chắn không chỉ là lời cảnh báo với người học mà thậm chí với cả tương lai người dạy. "Chúng ta chẳng có sự lựa chọn, tất cả phải không ngừng nâng cao và tái tạo kiến thức lẫn kỹ năng" - chị Phi Vân nói.

Như những ngày trước đây, bà Nguyễn Thị Diên Hồng (vợ ông Dâu) cùng người thân đi bộ đến tòa từ một nhà nghỉ gần đó, còn con trai Mai Thanh Hải lại được bàn bè chở đến trên chiếc xe máy.

Điều đáng ngạc nhiên là hai mẹ con Mai Thanh Hải không bao giờ gặp nhau, cùng đi chung khi đến tòa dường như để tránh mọi sự chú ý của cánh báo chí. Bà Hồng luôn ngồi khép kín ở một góc phòng xử, luôn che mặt khi bước ra khỏi tòa thật khác với một bà vợ ông Thứ trưởng đầy quyền lực được các doanh nghiệp “mô tả” tại tòa.

Trong buổi làm việc sáng nay, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tập trung thẩm vấn Phan Nghĩa Hiệp, Trịnh Thị Hồng Điệp, Trần Văn Sửu, và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án như Đặng Vũ Quang, Bùi Hồng Minh, Nguyễn Việt Phú. Đây cũng là những người được đình chỉ điều tra, miễn truy cứu rách nhiệm hình sự và Tòa án trả hồ sơ đề nghị cơ quan điều tra điều tra bổ sung vì có dấu hiệu lọt người lọt tội.

Quá trình thẩm vấn bị cáo Phan Nghĩa Hiệp và Trịnh Thị Hồng Điệp cho thấy chỉ cần có mối quan hệ, quen biết với các “nhân vật” quyền chức trong việc xét cấp hạn ngạch là có thể thiết lập đường dây “chạy” quota và thu về hàng chục ngàn USD.

Phan Nghĩa Hiệp cho biết bị cáo có quen biết thâm tình với Mai Văn Dâu khoảng 30 năm, quen biết với Bộ trưởng Trương Đình Tuyển từ năm 1995. Hiệp cũng từng được “ưu ái” lọt trong top 10 người mà ông Dâu đích thân mời ra Hà Nội dự dám cưới con trai ông Dâu.

Biết được việc xin cấp quota quá khó khăn nếu không quen biết, chung chi, các doanh nghiệp đứng trên bờ phá sản vì không có quota xuất hàng nên Hiệp đã nhanh chóng tận dụng mối quan hệ này để “chạy” quota cho một số công ty với giá 0.6 - 0.8USD/tá sản phẩm.

Khi được các doanh nghiệp nhờ xin hạn ngạch, Hiệp cho biết: “Riêng vụ xuất nhập khẩu, tôi không lạ gì chuyện hồ sơ thất lạc, chuyện hồ sơ chậm trễ. Thật sự tôi ớn lắm! Nên tôi hướng dẫn lại cho các doanh nghiệp làm lại đơn và trực tiếp bay ra Hà Nội gặp lãnh đạo”.

Vị chủ tọa hỏi Hiệp: “Lúc đó bị cáo làm gì mà nhận “chạy” quota?”. Hiệp đáp tỉnh queo: “Bị cáo nghỉ hưu, chính vì nghỉ hưu mới có thời gian để ra Hà Nội “chạy” quota. Bị cáo nhận “chạy” quota với giá rẻ chỉ bằng 40-50% giá thị trường”.

“Bị cáo đã “chạy” như thế nào?”. “Trong một lần ra Hà Nội mời “đáp lễ” ông Dâu dự đám cưới con gái tôi, tôi đã đưa hồ sơ xin cấp hạn ngạch cho ông Dâu nhờ giúp và ông Dâu đã bút phê vào tập hồ sơ đó. Ngoài ra, cũng có một lần nữa ông Dâu bút phê vào hồ sơ của tôi gửi. Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cũng có hai lần bút phê vào hồ sơ xin cấp hạn ngạch và một lần được cấp hạn ngạch”.

Trả lời về việc nhận hàng chục ngàn USD mà không chung chi gì cho ông Dâu và ông Tuyển, Hiệp thưa: “Anh Dâu với tôi là chỗ thâm tình, còn anh Tuyển nổi tiếng là người nghiêm khắc nên không có tiền bạc gì cả”. Vị hội thẩm nhân dân hỏi Hiệp: “Vậy bị cáo được hưởng lợi bao nhiêu?”.

Hiệp đáp: “Chỗ bà Hậu Thiên Hoa là 12.000 USD còn chỗ ông Chu Văn Đàm thì không có thỏa thuận gì về tiền bạc và trong thâm tâm tôi cũng không muốn lấy tiền. Thật ra tôi muốn lấy phần trăm trong dự án nước ngoài của ông Đàm. Nhưng ông Đàm nói “tại ông không chi nên mới được ít thế này và đưa tiền cho tôi để cấn trừ vào số nợ trước đó tôi mượn là 15.000 USD”.

Trả lời về mối quan hệ với Hiệp, ông Dâu cho biết, ông không gặp gỡ, không điện thoại tiếp xúc gì với Hiệp và cũng không trực tiếp bút phê vào hồ sơ của Hiệp. Nếu có bút phê của ông thì là từ cô Hà (văn thư Bộ Thương mại, người quen thân với ông Hiệp) trình lên cho ông ký chung với những hồ sơ khác không quà cáp gì cả.

Ngoài ra, ông Dâu trình bày về mối quan hệ với Hiệp là chỉ gặp trong một lần ông Dâu vào TP.HCM công tác và được sắp xếp cho đi thăm một đơn vị sản xuất quần jean. Đến lúc này Hiệp phản ứng: “Nếu tòa cho phép tôi sẽ dẫn chứng những sự việc về mối quan hệ với ông Dâu cách đây 30 năm”, nhưng yêu cầu này đã không được chấp thuận vì không cần thiết.

Ngoài Hiệp, còn có Trịnh Thị Hồng Điệp cũng làm “cò” hạn ngạch. Điệp vốn chỉ là một người buôn bán, trình độ văn hóa hạn chế nhưng thông qua một lần gặp gỡ với Lê Văn Thắng do một người bạn giới thiệu, Điệp đã bắt ngay mối quan hệ này và ra tận Hà Nội tiếp xúc để xin hạn ngạch, và đã có không ít doanh nghiệp được cấp hạn ngạch.

Trần Văn Sửu được biếu trung bình 70 triệu đồng/năm

Đáng chú ý nhất trong ngày thẩm vấn hôm nay là Trần Văn Sửu, nguyên Trưởng phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng, được giao nhiệm vụ xét cấp visa xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ.

Cũng giống như Mai Văn Dâu, Sửu cũng bị điếc nên hạn chế khả năng nghe, do đó nhiều lần Sửu phải nghểnh cổ hướng về HĐXX để nghe câu hỏi. Trong ngày xét hỏi hôm trước, Mai Văn Dâu cũng đề nghị HĐXX nói rõ ràng vì Dâu cũng bị điếc một tai từ thời kỳ chiến tranh.

Sửu cho biết Sửu chỉ có một vi phạm nhỏ là xét cấp hạn ngạch cho các doanh nghiệp khi chưa có giấy phép “con” của Bộ Thương mại (chưa có thông báo giao hạn ngạch của Bộ). “Lúc đó, Tăng Phát Bảo có đề xuất với tôi khi tình hình có khó khăn về hạn ngạch và tôi đã phiêu lưu giúp vì quyền lợi doanh nghiệp. Sau đó, Bảo có đưa tiền nhưng tôi đã gạt đi và nói “tớ không muốn dính vào chuyện tiền nong như thế đâu”. Việc cấp sai qui trình của bị cáo không ảnh hưởng gì đâu ạ.

Vị chủ toạ hỏi: “Vậy là bị cáo đã cấp hạn ngạch trước khi báo cáo Bộ sau và có nhận tiền của Tăng Phát Bảo biếu?”. Sửu ấp úng giải thích: “Thật ra số tiền 2.000USD tôi nhận là do Bảo đem đến vào dịp tết cổ truyền của dân tộc và nói cảm ơn tôi năm qua đã giúp đỡ doanh nghiệp nên tôi nghĩ đó là quà chứ không phải tôi tham nhũng, nhận hối lộ”. Vị chủ toạ hỏi tiếp: “Nếu bị cáo không cấp sai qui trình thì có nhận được quà biếu?”. Rồi phân tích: “Như vậy là Bảo không chung chi khi nhờ mà sau khi được việc thì biếu xén tạo mối quan hệ”.

Vị Hội thẩm nhân dân công bố một tình tiết bất ngờ trong hồ sơ vụ án, trong 5 năm Sửu đương nhiệm chức vụ, Sửu đã nhận hàng trăm triệu đồng biếu xén từ các doanh nghiệp. Theo Sửu tạm ước lượng là 70 triệu đồng/năm.

Tiếp đó, vị hội thẩm hỏi xoáy vào nguồn tiền mua căn nhà 36 Hàm Nghi, Q. Hồng Bàng (Hải Phòng), Sửu cho biết đó chủ yếu là của bên nhà vợ và của chị em nhưng không có gì chứng minh vì “tôi nghe vợ tôi nói thế”. Tuy nhiên, lời khai của vợ Sử thì lại hoàn toàn trái ngược - “Tôi không được bàn bạc và không biết gì về việc mua căn nhà riêng này”.

Sau giờ nghỉ giữa buổi trưa, bà Nguyễn Thị Diên Hồng đã cố nán lại rất lâu chờ để được nhìn, hỏi thăm ông Dâu khi ông được dẫn ra ngoài khu nghỉ trưa. Trong lúc đó, Mai Thanh Hải đã có một cuộc trao đổi ngắn với luật sư Phan Trung Hoài trước khi ra về.