Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp

Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp

Hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, những năm qua, HĐND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống người dân, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, những năm qua, HĐND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống người dân, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nội dung hỗ trợ dự án phát triển sản xuất nông nghiệp

Theo dự thảo, đối với dự án trồng trọt: Hỗ trợ tập huấn, tư vấn kỹ thuật và quản lý sản xuất, giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thiết bị, nông cụ, dụng cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

Dự án chăn nuôi: Hỗ trợ tập huấn, tư vấn kỹ thuật và quản lý sản xuất, giống, chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, vaccine tiêm phòng, công cụ, dụng cụ sản xuất.

Dự án lâm nghiệp: Hỗ trợ tập huấn, tư vấn kỹ thuật và quản lý sản xuất, lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.

Dự án ngư nghiệp (khai thác): Hỗ trợ tập huấn, tư vấn kỹ thuật và quản lý sản xuất, hỗ trợ hầm bảo quản; ngư cụ đánh bắt.

Dự án nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ tập huấn, tư vấn kỹ thuật và quản lý sản xuất, hỗ trợ giống, thức ăn, vaccine, công cụ, dụng cụ sản xuất, lồng bè nuôi trồng thuỷ sản, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản.

Dự án diêm nghiệp: Hỗ trợ tập huấn, tư vấn kỹ thuật và quản lý sản xuất, vật tư, công cụ, dụng cụ trong sản xuất, chế biến muối.

Đối với dự án sản xuất lương thực, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn đáp ứng nhu cầu sử dụng tại chỗ, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp theo đề xuất trên.

Bên cạnh đó, tập huấn sản xuất nông nghiệp sinh thái đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, bảo quản, chế biến nhằm giảm thất thoát, lãng phí lương thực, thực phẩm; gắn kết tiêu dùng, tiêu thụ thực phẩm giàu dinh dưỡng nhằm giảm thất thoát, lãng phí lương thực, thực phẩm; tập huấn và xây dựng liên kết giữa hộ gia đình, tổ nhóm cộng đồng với các tác nhân khác trong sản xuất, chế biến, cung ứng và tiêu thụ lương thực, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm; hỗ trợ các thiết bị, trong chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm để gia tăng giá trị nông sản, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

1. Chính sách về phát triển trồng trọt 1.1. Cây chè, cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, chanh, dứa, chuối) a) Hỗ trợ giống chè Tuyết Shan: 1.800 đồng/bầu; giống chè LDP1, LDP2, chè chất lượng cao: 400 đồng/bầu; mật độ trồng theo quy trình kỹ thuật. b) Hỗ trợ chi phí làm đất trồng mới chè giống LDP1, LDP2, chè chất lượng cao, chè Tuyết Shan:  - Đối với các huyện: Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ tại huyện Thanh Chương: 5.000.000 đồng/ha;  - Đối với các huyện còn lại: 2.000.000 đồng/ha. c) Hỗ trợ cây giống cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, chanh): 10.000 đồng/cây; mật độ trồng theo quy trình kỹ thuật. Hỗ trợ cây giống chuối được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô, đối với diện tích trồng tập trung từ 01 ha trở lên: 2.000 đồng/cây. d) Hỗ trợ làm đất trồng mới cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, chanh, dứa, chuối): 5.000.000 đồng/ha. đ) Hỗ trợ màng nilon che phủ luống trồng mới dứa: 3.500.000 đồng/ha. 1.2. Giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt a) Giống lúa thuần mới, năng suất cao, chất lượng tốt: Điều kiện hỗ trợ: Định mức giống không quá 60 kg/ha; Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% giá giống đối với các xã miền núi khu vực I, khu vực II; hỗ trợ 80% giá giống đối với các xã miền núi khu vực III. b) Giống mía mới: - Hỗ trợ cây giống mía mới có năng suất, chất lượng cao được tạo bằng phương pháp nuôi cấy mô, để sản xuất ra giống mía thương phẩm cung ứng cho người sản xuất trên địa bàn tỉnh Nghệ An: 1.000 đồng/cây; - Hỗ trợ cho người dân trồng mía giống mới, đảm bảo chất lượng được mua từ các vùng sản xuất mía giống của các công ty mía đường hoặc các đơn vị sản xuất giống mía sạch bệnh: 2.000.000 đồng/ha. 1.3. Xây dựng nhà lưới (màng) để sản xuất rau, củ quả a) Điều kiện hỗ trợ: Quy mô tối thiểu 1.000 m2 (có 01 hoặc nhiều nhà lưới); đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật: tối thiểu sử dụng cột bê tông cốt thép kích thước 0,15m x 0,15m x 3,2m hoặc sắt hộp làm móng cột; vây xung quanh bằng lưới mùng 16 lỗ/cm2; giằng dọc mái bằng thép 4 ly; giằng ngang mái bằng thép 2 ly; có trang bị hệ thống tưới (gồm: máy bơm, dây dẫn, vòi phun) và hệ thống điện phục vụ sản xuất trong nhà lưới (màng) đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. b) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ xây dựng nhà lưới (màng) để sản xuất rau, củ quả: 50.000 đồng/m2, nhưng không quá 200.000.000 đồng/nhà lưới (màng). 1.4. Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và chế phẩm vi sinh a) Hỗ trợ 60% kinh phí mua chế phẩm Compost maker và các phụ gia để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp. b) Hỗ trợ 100% kinh phí mua chế phẩm Biogreen để xử lý tồn dư thuốc Bảo vệ thực vật trên đất trồng rau, đất trồng cây ăn quả. c) Hỗ trợ 100% kinh phí mua chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất trồng lạc, nhưng không quá 1.000.000.000 đồng/năm. 1.5. Cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm a) Điều kiện hỗ trợ: Cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm đã được các cơ quan có thẩm quyền công nhận; có dự án sản xuất giống cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm từ cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng S0, S1, S2 được cấp có thẩm quyền chấp thuận. b) Nội dung và mức hỗ trợ: - Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, bảo vệ cây đầu dòng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm: 1.000.000 đồng/cây/năm; - Hỗ trợ nhà lưới (màng) đối với vườn cây đầu dòng, cây S0, S1, S2, vườn giống, để phục vụ công tác sản xuất, nhân giống cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm: 50.000 đồng/m2. 2. Chính sách về phát triển chăn nuôi thú y 2.1. Lợn đực giống ngoại a) Điều kiện hỗ trợ: Trọng lượng lợn đực giống bình quân 100 kg/con. b) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% giá lợn đực giống ngoại để thay thế, bổ sung đàn lợn đực giống tại các đơn vị thụ tinh nhân tạo của tỉnh. 2.2. Tạo giống bò, cải tiến giống trâu a) Điều kiện hỗ trợ: Trâu, bò sữa có chửa: 02 liều tinh cọng rạ, 02 bộ găng tay, 02 dẫn tinh quản (ống gen) và 03 lít ni tơ; bò hướng thịt có chửa: 1,5 liều tinh cọng rạ, 1,5 bộ găng tay, 1,5 dẫn tinh quản (ống gen) và 1,6 lít ni tơ; chi phí tinh, vật tư phối giống thụ tinh nhân tạo trâu, bò: chi phí mua tinh trâu, tinh bò, vật tư, chi phí bảo quản và vận chuyển về đến địa phương. b) Nội dung và mức hỗ trợ: - Hỗ trợ 100% chi phí: Tinh trâu, tinh bò sữa, tinh bò giống hướng thịt; vật tư phối giống và hỗ trợ 70.000 đồng/con có chửa, bao gồm tiền công: phối giống, kiểm tra trâu hoặc bò có chửa; - Hỗ trợ 80% đối với các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong; 60% đối với các huyện, xã miền núi còn lại giá trị trâu đực giống ngoài vùng (cách tối thiểu 50 km), bò đực giống lai hướng thịt (về đến địa phương), để phối giống trực tiếp cho trâu cái, bò cái tại địa phương không có điều kiện thực hiện phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Định mức: 25 - 30 con trâu hoặc bò cái sinh sản đối với các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong; 30 - 50 con trâu hoặc bò cái sinh sản đối với các huyện còn lại, được bố trí 01 con trâu hoặc bò đực giống.   2.3. Tiêm phòng gia súc, gia cầm a) Điều kiện hỗ trợ: Tiêm phòng mỗi năm 2 đợt bằng các loại vacxin bắt buộc tiêm phòng cho gia súc, gia cầm và các loại thuốc chống sốc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. b) Nội dung và mức hỗ trợ: - Hỗ trợ 100% các loại vacxin và các loại thuốc chống sốc tiêm phòng gia súc đối với các xã miền núi khu vực III, khu vực II; - Hỗ trợ 100% giá trị gia súc, gia cầm bị chết do phản ứng tiêm phòng vacxin. Đơn giá hỗ trợ: 38.000 đồng/kg hơi đối với lợn; 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai; 35.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng). 2.4. Chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi lợn, gà Hỗ trợ 40% chi phí mua chế phẩm vi sinh đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật bổ sung vào thức ăn, nước uống trong chăn nuôi lợn, gà quy mô trang trại, để tăng sức đề kháng, giảm thiểu mùi hôi chất thải gây ô nhiễm môi trường, nhưng không quá 100.000.000 đồng/trang trại. 3. Về chính sách phát triển hỗ trợ lâm nghiệp 3.1. Trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng bằng cây bản địa a) Điều kiện hỗ trợ: Đối với loài cây keo lai và keo tai tượng thực hiện theo Quyết định số 2962/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với loài cây keo lai và keo tai tượng; Cây sao đen: Mật độ trồng: 1.100 - 1.400 cây/ha đối với trồng hỗn giao (tỷ lệ cây sao đen với cây phù trợ là 1:1 hoặc 1:2); Cây lim: Mật độ trồng: 550 - 830 cây/ha đối với trồng thuần loài; 1.100 - 1.400 cây/ha đối với trồng hỗn loài (tỷ lệ cây lim với cây phù trợ là 1:1 hoặc 1:2); Cây lát hoa: Mật độ trồng: 800 - 1.100 cây/ha đối với trồng thuần loài; 1.100 - 1.400 cây/ha đối với trồng hỗn loài (tỷ lệ cây lát hoa với cây phù trợ là 1:1 hoặc 1:2); Cây trám: Mật độ trồng: 800 - 1.100 cây/ha đối với trồng thuần loài; 1.100 - 1.400 cây/ha đối với trồng hỗn loài (tỷ lệ cây trám với cây phù trợ là 1:1 hoặc 1:2); Cây quế: Mật độ trồng: 1.000 - 2.000 cây/ha đối với trồng dưới tán rừng nghèo kiệt sau khai thác hoặc rừng mới phục hồi sau nương rẫy; 3.300 - 5.000 cây/ha đối với trồng theo phương thức nông lâm kết hợp; hàng cách nhau 5m, cây cách cây từ 3 - 4 m đối với trồng kết hợp với cây ăn quả trong các vườn rừng. b) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng bằng cây bản địa trên diện tích đất lâm nghiệp được giao hoặc thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: 5.000.000 đồng/ha. 3.2. Kinh phí xây dựng hồ sơ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững a) Điều kiện hỗ trợ: Vùng rừng sản xuất nguyên liệu tập trung từ 100 ha trở lên. b) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ kinh phí xây dựng hồ sơ để cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho các tổ chức (bao gồm cả doanh nghiệp liên kết với các chủ rừng), hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: 300.000 đồng/ha. 4.  Về chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản 4.1. Nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng a) Điều kiện hỗ trợ: Mô hình hỗ trợ có quy mô diện tích từ 01 ha trở lên; nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm; có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đáp ứng với quy trình công nghệ nuôi mới được cơ quan có thẩm quyền công nhận; các loại chế phẩm sinh học được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. b) Nội dung và mức hỗ trợ: - Hỗ trợ 30% chi phí mua sắm trang thiết bị, chế phẩm sinh học cho các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh áp dụng công nghệ mới, nhưng không quá 200.000.000 đồng/mô hình; - Hỗ trợ thuê chuyên gia đào tạo, chuyển giao công nghệ kỹ thuật: 30.000.000 đồng/mô hình. 4.2. Nuôi cá lồng trên sông, hồ nước lớn a) Điều kiện hỗ trợ: Loại lồng từ 50m3 trở lên; thực hiện hỗ trợ 01 lần/lồng; b) Nội dung và mức hỗ trợ: Đối với các xã miền núi khu vực III, các thôn (bản) đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của các xã ngoài khu vực III: 15.000.000 đồng/lồng; đối với các xã miền núi khu vực II: 12.000.000 đồng/lồng; đối với các xã miền núi khu vực I: 10.000.000 đồng/lồng. 4.3. Khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản a) Hỗ trợ máy thông tin tầm xa: Điều kiện hỗ trợ: Tổ hợp tác gồm các loại tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên hoạt động vùng khơi. Máy thông tin phải thực hiện theo quy định của Pháp luật về quản lý thông tin trên biển; Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 01 máy thông tin tầm xa có tích hợp vệ tinh cho mỗi Tổ hợp tác khai thác thủy sản, nhưng không quá 35.000.000 đồng/máy/tổ hợp tác. Điều kiện hỗ trợ: Tàu cá nghề lưới chụp có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên hoạt động vùng khơi; Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 30% chi phí đầu tư lắp đặt hệ thống tời thủy lực cho tàu cá nghề lưới chụp, nhưng không quá 100.000.000 đồng/hệ thống/tàu. 4.4. Bảo vệ quỹ gen, giống gốc, phát triển nguồn lợi thuỷ sản a) Hàng năm ngân sách cấp kinh phí để thay thế 20% đàn cá bố mẹ hiện có gồm: kinh phí mua, vận chuyển, nuôi dưỡng và sản xuất giống quý hiếm, giống mới. b) Hàng năm ngân sách cấp kinh phí để mua và vận chuyển các giống tôm, giống cá và các loài thủy sản quý hiếm khác thả ra sông, ra biển, các hồ nước lớn có diện tích mặt nước trên 50 ha, nhưng không quá 500.000.000 đồng/năm. 5. Chính sách hỗ trợ tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả và cỏ làm thức ăn chăn nuôi 5.1. Điều kiện hỗ trợ a) Cây công nghiệp (chè, mía), cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, dứa, chuối, chanh), cỏ trồng tập trung làm thức ăn chăn nuôi có diện tích từ 0,5 ha trở lên; Hệ thống cấp nước tưới tự động bằng năng lượng mặt trời có công suất pin tối thiểu 2,7 KWp, diện tích tưới từ 01 ha trở lên. b) Hồ, đập nhỏ có dung tích từ 30.000 m3 đến 70.000 m3 nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây công nghiệp (chè, mía), cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, dứa, chuối, chanh). 2.2. Nội dung và mức hỗ trợ a) Hỗ trợ 40% giá trị công trình tưới nhỏ lẻ cho cây công nghiệp (chè, mía), cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, chanh, dứa, chuối) và cỏ trồng tập trung làm thức ăn chăn nuôi, nhưng không quá 40.000.000 đồng/công trình đối với hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước (tưới nhỏ giọt, phun mưa), máy bơm nhỏ di động, ống tưới PVC hoặc bằng cao su và giếng đào, giếng khoan (đảm bảo theo Luật Tài nguyên nước) và không quá 80.000.000 đồng/công trình đối với hệ thống cấp nước tưới tự động bằng năng lượng mặt trời b) Hỗ trợ 40% giá trị công trình hồ đập nhỏ để tạo nguồn nước tưới và giữ ẩm cây công nghiệp, cây ăn quả, nhưng không quá 30.000.000 đồng/công trình. 6. Chính sách hỗ trợ máy nông nghiệp 6.1. Điều kiện hỗ trợ: Mỗi máy, thiết bị kèm theo chỉ được hỗ trợ một lần.  6.2. Nội dung hỗ trợ: a) Hỗ trợ 20% giá trị máy cấy, máy gieo hạt và thiết bị kèm theo (thiết bị sàng, trộn đất và phân; khay đựng mạ), nhưng không quá 150.000.000 đồng/máy và thiết bị kèm theo; mỗi năm bố trí tối đa 60 máy và thiết bị kèm theo; b) Hỗ trợ 20% giá trị máy thu hoạch mía, nhưng không quá 1.500.000.000 đồng/máy cho các hộ gia đình, hợp tác xã và các công ty mía đường trên địa bàn Nghệ An; mỗi năm bố trí 01 máy/một vùng nguyên liệu mía; c) Hỗ trợ 20% giá trị mua máy phun thuốc trừ sâu không người lái, nhưng không quá 100.000.000 đồng/máy; mỗi năm bố trí tối đa 10 máy. 7. Chính sách hỗ trợ phát triển nông thôn 7.1. Thành lập mới hợp tác xã nông nghiệp a) Điều kiện hỗ trợ: Hợp tác xã sản xuất, dịch vụ nông nghiệp thành lập mới đã tổ chức đại hội thành viên, có phương án sản xuất kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã do phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND cấp huyện cấp; có thời gian hoạt động từ 6 tháng trở lên kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. b) Nội dung và mức hỗ trợ: - Đối với hợp tác xã có dưới 50 thành viên: hỗ trợ 30.000.000 đồng/HTX; - Đối với hợp tác xã có từ 50 đến 100 thành viên: hỗ trợ 40.000.000 đồng/HTX; - Đối với hợp tác xã có trên 100 thành viên: hỗ trợ 50.000.000 đồng/HTX. 7.2. Hỗ trợ các trang trại xây dựng công trình nước thải, ao lắng a) Điều kiện hỗ trợ: Trang trại thành lập mới, đạt tiêu chí theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí trang trại; có dự án xây dựng công trình xử lý nước thải, ao lắng phục vụ sản xuất, kinh doanh, đảm bảo môi trường, với tổng mức đầu tư từ 600.000.000 đồng trở lên tại các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. b) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% chi phí xây dựng các hạng mục công trình xử lý nước thải, ao lắng, nhưng không quá 300.000.000 đồng/trang trại; mỗi năm bố trí tối đa 05 trang trại. 8. Chính sách hỗ trợ chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản, đảm bảo vệ sinh an toàn sinh thực phẩm 8.1. Hỗ trợ chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản a) Hỗ trợ chế biến, bảo quản: Điều kiện hỗ trợ: Các cơ sở sản xuất (không bao gồm các cơ sở đã được hỗ trợ theo chính sách tại Nghị quyết số 25/2020/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2025; Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% chi phí mua máy móc, thiết bị để chế biến, bảo quản sản phẩm nông, lâm, thủy sản, nhưng không quá 500.000.000 đồng/cơ sở; mỗi năm bố trí tối đa 05 cơ sở. b) Hỗ trợ tiền thuê gian hàng: Điều kiện hỗ trợ: Gian hàng bán nông, lâm, thủy sản an toàn sản xuất tại Nghệ An, có diện tích tối thiểu 20 m2/gian hàng; thời gian thuê ổn định tối thiểu từ 02 năm trở lên; Nội dung và mức trợ: Hỗ trợ tiền thuê gian hàng bán nông, lâm, thủy sản an toàn sản xuất tại Nghệ An: 3.000.000 đồng/gian hàng/tháng, nhưng không quá 02 năm/gian hàng. c) Hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân có sản phẩm cây ăn quả được hợp tác xã, doanh nghiệp thu mua để chế biến, xuất khẩu: Điều kiện hỗ trợ: Các hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, sản xuất cây ăn quả, có sản phẩm đủ tiêu chuẩn được hợp tác xã, doanh nghiệp thu mua để chế biến, xuất khẩu thông qua hợp đồng; Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ sản phẩm được thu mua: 1.000 đồng/01 kg, nhưng không quá 500.000.000 đồng/hộ gia đình, cá nhân/năm. d) Hỗ trợ tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị: Điều kiện hỗ trợ: Các hợp tác xã (không bao gồm các hợp tác xã đã được hỗ trợ liên kết sản xuất theo Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An); hộ gia đình, cá nhân trực tiếp bán sản phẩm do mình sản xuất hoặc hợp đồng bán sản phẩm nông nghiệp trong tỉnh từ 03 năm trở lên; thực hiện ký kết và đưa hàng hóa vào bán trong các siêu thị, hệ thống phân phối (có đăng ký kinh doanh); có doanh thu bán hàng từ 500.000.000 đồng/năm trở lên; Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị bằng 5% giá trị sản phẩm, hàng hóa được đưa vào bán trong siêu thị hoặc hệ thống phân phối theo kết quả nghiệm thu theo hợp đồng mua bán sản phẩm hàng năm, nhưng không quá 100.000.000 đồng/hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân/năm; thời gian hỗ trợ không quá 03 năm. đ) Hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử: Điều kiện hỗ trợ: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, có website thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm nông nghiệp, nông thôn được sản xuất tại Nghệ An; Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% chi phí xây dựng website thương mại điện tử, nhưng không quá 30.000.000 đồng/website/doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. e) Hỗ trợ xây dựng gian hàng online trên sàn giao dịch điện tử: Điều kiện hỗ trợ: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An, có gian hàng online trên sàn giao dịch điện tử để bán sản phẩm nông nghiệp, nông thôn được sản xuất tại Nghệ An; Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% chi phí xây dựng gian hàng online trên sàn giao dịch điện tử, nhưng không quá 50.000.000 đồng/gian hàng/doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. 8.2. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: a) Hỗ trợ 80% kinh phí chứng nhận đối với các mô hình sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, GMP, HACCP, hữu cơ lần đầu, nhưng không quá 100.000.000 đồng/mô hình; b) Hỗ trợ 50% chi phí tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản của hợp tác xã, nhưng không quá 50.000.000 đồng/hợp tác xã.   9.   Chính sách hỗ trợ tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn 9.1. Điều kiện hỗ trợ: Các hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác theo hình thức thuê lại quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, đất do UBND cấp xã quản lý với thời hạn từ 05 năm trở lên, để hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung có quy mô tối thiểu 03 ha liền vùng. 9.2. Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ tiền thuê quyền sử dụng đất trong thời gian 05 năm đầu tiên: 15.000.000 đồng/ha/năm, nhưng không quá 150.000.000 triệu đồng/hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân/năm. Chi tiết cụ thể văn bản tại file đính kèm dưới đây:

​Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025Ngày 11/7/2022, Bộ Nông nghiêp và phát triển nông thông đã ban hành Thông tư số 04/2022/TT-BNNPTNT ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.Thông tư này hướng dẫn thực hiện nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp quy định tại Tiểu dự án 1 Dự án 3 của Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 90/QĐ-TTg), gồm: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp (gọi tắt là Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp); Hỗ trợ phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng; Tập huấn, tư vấn quản lý tiêu thụ nông sản, thí điểm, nhân rộng các giải pháp sáng kiến phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị hiệu quả. Đối tượng áp dụng theo Thông tư là: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi cả nước; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; Hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo; Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến nội dung quy định tại Điều 1 Thông tư này. Về nguyên tắc và phương thức hỗ trợ, Thông tư nêu rõ, hỗ trợ đúng đối tượng, nội dung quy định tại điểm a mục 3 phần III Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng thực hiện theo dự án. Về định mức kinh tế, kỹ thuật thực hiện dự án: Nội dung hỗ trợ quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này được thực hiện theo định mức kinh tế, kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Ưu tiên áp dụng định mức kinh tế, kỹ thuật do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Trường hợp chưa có định mức kinh tế, kỹ thuật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Nội dung hỗ trợ dự án phát triển sản xuất nông nghiệp gồm: Thực hiện hỗ trợ tập huấn kỹ thuật; hỗ trợ cán bộ đến tận hộ gia đình tư vấn chuyển giao kỹ thuật theo các lĩnh vực quy định tại Thông tư. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo các lĩnh vực sau: Trồng trọt: Giống cây trồng, giá thể trồng cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; Chăn nuôi: Con giống, chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, vắc xin, thuốc thú y phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, chế phẩm sinh học, hóa chất khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, công cụ, dụng cụ sản xuất; Lâm nghiệp: Giống cây trồng lâm nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; Khai thác ngư nghiệp: Hỗ trợ hầm bảo quản thủy sản khai thác trên tàu cá; ngư cụ đánh bắt; Nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ giống, thức ăn, vắc xin, hóa chất xử lý môi trường nuôi, chế phẩm sinh học, công cụ, dụng cụ sản xuất, lồng bè nuôi trồng thuỷ sản, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản; Diêm nghiệp: Hỗ trợ vật tư, công cụ, dụng cụ trong sản xuất, chế biến muối. Hỗ trợ xây dựng, quản lý dự án và các hỗ trợ khác theo định mức kinh tế, kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Nội dung hỗ trợ dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng: Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật; hỗ trợ cán bộ đến tận hộ gia đình tư vấn chuyển giao kỹ thuật, kiến thức sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, sản xuất nông nghiệp an toàn, sử dụng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hỗ trợ theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này để phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng; Hỗ trợ vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất trong sơ chế, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm để nâng cao giá trị nông sản, an toàn thực phẩm và đảm bảo dinh dưỡng; Hỗ trợ xây dựng, quản lý dự án và các hỗ trợ khác theo định mức kinh tế, kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Xây dựng, thẩm định phê duyệt và tổ chức quản lý, giám sát, đánh giá dự án: Xây dựng, thẩm định phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng thực hiện theo Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa, sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ t rợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Tổ chức quản lý, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 7 năm 2022. Thông tư này thay thế Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 9/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đã được phê duyệt theo Thông tư số 18/2017/TT- BNNPTNT ngày 9/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 9/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Thông tư này khi có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.