Chương 9 Chiến Lược Xúc Tiến

Chương 9 Chiến Lược Xúc Tiến

Tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức nhiều đoàn công tác nước ngoài nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại với các đối tác tiềm năng và các thị trường trọng điểm.

Tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức nhiều đoàn công tác nước ngoài nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại với các đối tác tiềm năng và các thị trường trọng điểm.

Mục tiêu của việc xúc tiến thương mại quốc gia

Khi bắt đầu kinh doanh thì mục tiêu xúc tiến thương mại sẽ là yếu tố quyết định đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nên có những mục tiêu cụ thể thì mới có thể đưa ra những giải pháp hợp lý trong quá trình tăng năng suất lao động.

Vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại

1. Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

2. Thông tư số 88/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

Những Ảnh Hưởng Của Xúc Tiến Thương Mại Quốc Tế Đến Doanh Nghiệp Của Bạn

Tầm Quan Trọng Của Việc Xúc Tiến Thương Mại Là Gì?

Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại Và Những Điều Cần Biết

Lầu 1, tòa nhà Trường Phúc, 42/5 Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận

[email protected][email protected]

QĐND - Ấn tượng của tôi trong những ngày đầu Xuân mới năm nay là về những cán bộ, sĩ quan của Cục Tác chiến (Bộ Tổng tham mưu). Đấy là vì tôi được “xông đất” cơ quan cục, khi tháp tùng đồng chí Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đến kiểm tra công tác trực sẵn sàng chiến đấu ở Sở chỉ huy Bộ Quốc phòng và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ toàn quân, đặc biệt là những đơn vị ở biên giới, hải đảo và khu vực trọng điểm. Chứng kiến không khí làm việc khẩn trương, nghiêm túc của cán bộ, sĩ quan tác chiến, tôi cảm thấy ý nghĩa giá trị của sự bình yên khi cả nước đang vui Xuân.

Thiếu tướng Nguyễn Đình Khẩn, Phó cục trưởng Cục Tác chiến, người mà tôi đã quen biết và làm việc từ khi anh còn là cán bộ cơ quan tham mưu Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Anh tranh thủ giới thiệu với tôi về công việc canh trực. Anh cho biết, cán bộ, sĩ quan Cục Tác chiến dường như không có ngày nghỉ, vào canh trực là vào chiến đấu. Những ngày lễ, Tết càng phải thay nhau trực với tinh thần cảnh giác cao hơn, căng thẳng hơn, trách nhiệm hơn; quân số tăng cường, bảo đảm chủ động nắm tình hình các hướng, các khu vực. Để có thông tin, quản lý tốt tình hình, ngoài các biện pháp truyền thống, điện báo, những năm gần đây, Cục Tác chiến phối hợp với các cơ quan chức năng, Binh chủng Thông tin liên lạc, quy hoạch, lắp đặt hàng trăm điểm cầu truyền hình trong toàn quân. Thông qua hệ thống cầu truyền hình, bên cạnh phục vụ giao ban trực tuyến, Cục Tác chiến còn khai thác, nắm tình hình của cơ quan, đơn vị toàn quân...

Công việc của cán bộ, sĩ quan cơ quan tác chiến chiến lược là thường xuyên thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình; kịp thời tham mưu đề xuất với Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu xử trí đúng đối sách các tình huống trên không, trên biển, nội địa, nhất là các địa bàn trọng điểm, bảo đảm không để diễn biến xấu hoặc bị động, bất ngờ. Cục Tác chiến là cơ quan trung tâm xây dựng các quyết tâm, chương trình, kế hoạch, văn kiện tác chiến chiến lược, mệnh lệnh, chỉ thị sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu toàn quân; xây dựng kế hoạch bảo đảm nhu cầu quốc phòng những năm đầu chiến tranh. Cục Tác chiến là cơ quan truyền đạt, hướng dẫn, triển khai các nhiệm vụ; giúp bộ tổ chức hiệp đồng và chỉ huy điều hành lực lượng tác chiến chiến lược; chỉ đạo xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng tiềm lực quốc phòng, tiềm lực quân sự bảo đảm cho tác chiến và phòng thủ bảo vệ Tổ quốc...

Nhìn lại những thắng lợi của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới, làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Cam-pu-chia, cơ quan tác chiến luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Các kế hoạch, quyết tâm chiến đấu, nhất là những chiến dịch lớn, có ý nghĩa chiến lược, đều được cán bộ, sĩ quan tác chiến nghiên cứu xây dựng công phu, sáng tạo, đề xuất cách đánh và giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả nhất. Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội ta, Đại tướng Hoàng Văn Thái, trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp đã trực tiếp kiêm nhiệm Trưởng phòng Tác chiến của Bộ Tổng tham mưu. Đồng chí đã xây dựng, rèn luyện, đặt nền móng cơ quan tham mưu tác chiến chiến lược, với phương châm chủ động, sáng tạo, cán bộ tác chiến không chỉ trải qua chiến đấu mà luôn gắn với thực tế chiến trường và đơn vị. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cơ quan tác chiến chiến lược không chỉ hoàn thành đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ, mà còn khẳng định vai trò tham mưu, đề xuất hướng tác chiến chiến lược, đó là tiền đề để đi đến những thắng lợi quyết định. Kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976 có công sức rất lớn của cán bộ, sĩ quan Cục Tác chiến, đặc biệt là những hoạt động tham mưu, điều chỉnh kế hoạch tác chiến kịp thời trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành trong suốt 70 năm qua, Cục Tác chiến đã xây dựng nên truyền thống “Trung thành, mưu lược, sáng tạo, chủ động, đoàn kết, quyết thắng”. Phát huy truyền thống đó trong điều kiện mới, cán bộ, sĩ quan Cục Tác chiến không ngừng rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, trau dồi nghiệp vụ tham mưu chiến lược. Ngày nay, cán bộ, sĩ quan tác chiến đang phấn đấu theo định hướng “Trung thực, trí tuệ, thực tiễn, hiện đại”.

Nâng cao trình độ toàn diện cho cán bộ

Thiếu tướng Huỳnh Ngọc Hà, Cục trưởng Cục Tác chiến, cho biết: Cán bộ tham mưu tác chiến chiến lược trước hết là phải giỏi về khả năng nắm tình hình và nghiên cứu dự báo tình hình. Kinh nghiệm trong những năm chiến tranh, Cục Tác chiến cử cán bộ trực tiếp tới các chiến trường, vừa học trong thực tế, tích lũy kinh nghiệm, vừa bảo đảm tính toàn diện trong nắm bắt tình hình, nâng cao năng lực phân tích và tổng hợp, để tham mưu, dự báo đúng tình hình, đề xuất giải pháp đúng và trúng, góp phần vào thắng lợi chung. Với sự quan tâm của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu, Cục Tác chiến được lựa chọn những cán bộ giỏi, kinh qua chiến đấu, giữ cương vị cán bộ chỉ huy từ cấp trung đoàn trở lên về công tác tại cục. Hiện nay, Cục Tác chiến tiếp tục cách làm trên, sáng tạo các biện pháp vận dụng để lựa chọn cán bộ năng lực chuyên môn tham mưu tác chiến tốt về cơ quan tác chiến chiến lược. Những năm gần đây, Cục Tác chiến chủ động đề xuất và tổ chức các hội nghị chuyên đề bàn về cách thức trao đổi, cung cấp thông tin giữa các cơ quan chức năng của bộ bảo đảm kịp thời, làm cơ sở để cơ quan tham mưu theo chức năng, nhiệm vụ. Chỉ huy cục thường xuyên giao nhiệm vụ cho các phòng, ban chức năng viết chuyên đề đánh giá tình hình một số nước, sự ảnh hưởng, tác động đến nước ta, sau đó tổ chức hội thảo, thống nhất nhận định tình hình và nâng cao khả năng tham mưu, đề xuất của cán bộ. Hằng năm, Cục Tác chiến tổ chức hội thi cán bộ tham mưu tác chiến. Nội dung thi bao gồm lý thuyết và thực hành, các phần thi đều gắn với liên hệ thực tế, chức trách, nhiệm vụ và xử lý tình huống, tác nghiệp trên bản đồ.

Từ năm 2010, Đảng ủy Cục Tác chiến thống nhất chủ trương và lãnh đạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh cho cán bộ, sĩ quan. Đến nay, Cục Tác chiến phối hợp với Học viện Khoa học Quân sự mở được hai lớp bồi dưỡng tiếng Anh trình độ C và A2 cho 22 đồng chí. Cục còn thành lập Câu lạc bộ tiếng Anh, duy trì hoạt động có nền nếp và bước đầu thu hút nhiều cán bộ, sĩ quan tham gia. Đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực toàn diện cho cán bộ, bảo đảm thu thập, khai thác tư liệu, nắm bắt tình hình; đồng thời, tăng cường khả năng hội nhập của sĩ quan tác chiến Quân đội ta với quân đội các nước ASEAN và quốc tế.

Trao đổi với Đại tá Nguyễn Ngọc Anh, cán bộ chính trị của Cục Tác chiến, tôi còn biết thêm một giải pháp bồi dưỡng cán bộ hiệu quả, góp phần nâng cao trình độ toàn diện của sĩ quan tác chiến. Đó là, sĩ quan làm nhiệm vụ trực ban trưởng những năm gần đây đã có sự điều chỉnh hợp lý. Trước đây, trực ban trưởng là những cán bộ chuyên trách, nay bao gồm cả các sĩ quan tác chiến hướng của Phòng Chiến trường-Tổng hợp đảm nhiệm. Với sự đổi mới này, sĩ quan tác chiến nâng cao trình độ, hiểu biết và nắm vững nhiều lĩnh vực, tích lũy kinh nghiệm tốt hơn, nhờ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác tham mưu, đề xuất của toàn cơ quan.

"Cục Tác chiến luôn coi trọng công tác bồi dưỡng cho đội ngũ sĩ quan tác chiến hướng, sĩ quan trực ban Sở chỉ huy bộ; khuyến khích việc tự học, rèn luyện tác phong chính quy, chuyên nghiệp; phát huy tinh thần trách nhiệm của toàn thể cán bộ, sĩ quan, nhân viên"-Đại tá Nguyễn Ngọc Anh cho biết thêm. Cán bộ, sĩ quan tác chiến không chỉ nắm chắc địa bàn về an ninh chính trị, trật tự trị an, mà còn phải thường xuyên cập nhật tình hình phát triển kinh tế, xã hội địa phương; đời sống trong nước, quốc tế; đặc biệt là những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ; nguy cơ nội sinh “tự diễn biến”... Hằng tuần, trước khi giao ban, cơ quan duy trì chế độ điểm tin, thông báo tình hình, nắm thông tin do các cơ quan chức năng cung cấp và qua các bản tin nhanh, báo chí.

Xây dựng được đội ngũ cán bộ, sĩ quan tác chiến chiến lược có năng lực toàn diện, bản lĩnh chính trị vững vàng, nên từ năm 2000 đến nay, Cục Tác chiến luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham mưu, chỉ đạo SSCĐ toàn quân; công tác quản lý Nhà nước về quân sự, quốc phòng; tham mưu về xây dựng khu vực phòng thủ. Chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của cục thể hiện rõ nét, tiêu biểu trong tham mưu xử lý vụ việc ở Mường Nhé, tỉnh Điện Biên năm 2011; đấu tranh chống nước ngoài hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển nước ta; vụ việc tàu nước ngoài cắt cáp của tàu thăm dò Bình Minh 2 và Viking 2... góp phần giữ được môi trường hòa bình, ổn định trên biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.  Năm 2014, Cục Tác chiến vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân lần thứ hai. Phần thưởng cao quý đó khẳng định sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, tinh thần trách nhiệm cao, bản lĩnh, trí tuệ và luôn sáng tạo của cán bộ, sĩ quan, nhân viên Cục Tác chiến.