Bạn đang sử dụng ví điện tử Momo, Zalopay, Shopeepay… ? Bạn có đang sử dụng dịch vụ internet banking của các ngân hàng? Bạn có vay vốn qua các app? Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng đang sử dụng các dịch vụ trên, trong đó, đâu là công nghệ ngân hàng? đâu là công nghệ tài chính (FinTech)? Vậy ngành Công nghệ tài chính là gì? Là đối thủ hay đối tác của các ngân hàng? Triển vọng ra sao? Ngành Công nghệ Tài chính học những gì? Thuận lợi và thách thức cho nhân lực? Mức thu nhập và vị trí làm việc trong ngành Công nghệ Tài chính? Hãy cùng Hướng nghiệp 4.0 CDM tìm câu trả lời cho những câu trên nhé.
Bạn đang sử dụng ví điện tử Momo, Zalopay, Shopeepay… ? Bạn có đang sử dụng dịch vụ internet banking của các ngân hàng? Bạn có vay vốn qua các app? Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng đang sử dụng các dịch vụ trên, trong đó, đâu là công nghệ ngân hàng? đâu là công nghệ tài chính (FinTech)? Vậy ngành Công nghệ tài chính là gì? Là đối thủ hay đối tác của các ngân hàng? Triển vọng ra sao? Ngành Công nghệ Tài chính học những gì? Thuận lợi và thách thức cho nhân lực? Mức thu nhập và vị trí làm việc trong ngành Công nghệ Tài chính? Hãy cùng Hướng nghiệp 4.0 CDM tìm câu trả lời cho những câu trên nhé.
Ngày 15/03/2024     5,654 lượt xem
Công nghệ tài chính – Kết nối sức mạnh, vươn tới thành công!
Sự bùng nổ, lan tỏa và thâm nhập ngày càng sâu rộng của công nghệ thông tin trong ngành tài chính tái định hình thị trường lao động, làm phát sinh nhu cầu mới về lực lượng lao động giao thoa, linh hoạt; không những có kiến thức, kỹ năng chuyên ngành mà phải đảm bảo trình độ công nghệ nhất định. Chương trình đào tạo Công nghệ Tài chính (Financial Technology – FinTech) của Khoa Tài chính – Học viện Ngân hàng ra đời với mục tiêu cung cấp nguồn lực lao động chất lượng cao có chuyên môn sâu về tài chính, có trình độ công nghệ, có khả năng sử dụng công nghệ thành thạo để giải quyết các vấn đề tài chính trong thực tiễn. Chính thức tuyển sinh từ năm 2023, CTĐT Công nghệ Tài chính của Khoa Tài chính đưa Học viện Ngân hàng trở thành một trong những trường đại học đầu tiên đào tạo về FinTech.
Công nghệ tài chính (Financial Technology - FinTech) là một ngành kết hợp giữa CÔNG NGHỆ VÀ TÀI CHÍNH, đặc biệt ưu tiên sử dụng các công nghệ hiện đại như Blockchain, IoT, AI và Machine Learning, Clould, API, Big Data, v.v. để thay đổi cách thức cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính, tạo ra những sản phẩm dịch vụ tài chính có tính năng đột phá, thay đổi các mô hình kinh doanh truyền thống, nâng cao trải nghiệm khách hàng cũng như tính hiệu quả, minh bạch, ổn định cho thị trường tài chính.
Sinh viên ngành Công nghệ tài chính sẽ được học về ngôn ngữ lập trình, các kỹ thuật và giải pháp công nghệ ứng dụng trong các lĩnh vực tài chính bảo mật thông tin và các kỹ thuật mã hóa. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên CTĐT FinTech là vô cùng rộng mở khi hệ sinh thái FinTech ngày càng hoàn thiện và phát triển. Các công ty Fintech đang hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực của ngành tài chính như thanh toán, đầu tư, bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng và quản trị rủi ro, giám sát tuân thủ.
Để tham gia vào chương trình đào tạo này, người học cần có niềm yêu thích với tài chính và công nghệ, mong muốn. Cụ thể, người học cần có các tố chất như:
☼ Sự hiểu biết sâu sắc về kinh tế và tài chính;
☼Khả năng làm việc với các phần mềm và công nghệ tài chính.
☼Kỹ năng phân tích và quản lý dữ liệu.
☼Kiên trì, cầu thị, ham mê học hỏi, khám phá
Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
Thị trường tài chính và các định chế tài chính
Quản lý và khai thác dữ liệu căn bản
Thuế trong hoạt động kinh doanh
Sinh viên chọn 1 trong 3 học phần
Phân tích dữ liệu trong tài chính – ngân hàng
Ngân hàng Trung ương và Chính sách tiền tệ
Quản lý dự án công nghệ thông tin
Sinh viên chọn 1 trong 3 học phần:
Công nghệ Blockchain và ứng dụng
Quản lý an toàn thông tin trong lĩnh vực Fintech
Các câu lạc bộ trực thuộc bảo trợ chuyên môn của Khoa Tài chính:
+ Đội cộng tác viên Khoa Tài chính
Các cuộc thi do Khoa Tài chính bảo trợ chuyên môn:
Tham gia hoạt động tại các CLB và tham dự các chương trình, cuộc thi là cơ hội tuỵệt vời để sinh viên cọ sát, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh và không ngừng trưởng thành về cả hiểu biết lẫn kỹ năng mềm, làm nền tảng phát triển cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Sinh viên theo học CTĐT CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH tại KHOA TÀI CHÍNH - HVNH được trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp; nhanh chóng thích ứng với các xu hướng công nghệ trong lĩnh vực tài chính; chủ động xây dựng các giải pháp ứng dụng công nghệ tài chính vào tổ chức quản lý chuyên môn độc lập, sáng tạo; có khả năng học tập suốt đời, có tinh thần khởi nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Sinh viên tốt nghiệp Chương trình Cử nhân Tài chính – Ngân hàng chuyên ngành Công nghệ Tài chính tại HVNH có cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng mở tại các doanh nghiệp, tập đoàn; Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác; Công ty tư vấn tài chính, chứng khoán, kiểm toán, thẩm định giá, bảo hiểm; Đại lý thuế, hải quan; Các cơ quan nhà nước; Viện nghiên cứu, trường đại học, v.v. với các vị trí có thể đảm nhiệm gồm:
+ Chuyên viên kinh doanh dịch vụ tài chính số
+ Chuyên viên phân tích kinh doanh
+ Chuyên viên phân tích dữ liệu
+ Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
+ Chuyên viên phát triển hệ thống
+ Chuyên viên quản trị dữ liệu, cơ sở dữ liệu tài chính
+ Chuyên viên hỗ trợ bộ phận chiến lược
+ Chuyên viên phát triển sản phẩm/dịch vụ tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, định chế tài chính, v.v.
Khoa Tài chính - Học viện Ngân hàng Địa chỉ: Phòng 404 - Nhà A2 (Tòa nhà 7 tầng), Số 12, Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
E-mail: [email protected]
Fanpage: https://m.me/KhoaTaiChinhHocVienNganHang
Những môn học tiêu biểu: Lập trình căn bản, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý, Phát triển hệ thống thương mại điện tử, Quản lý dữ liệu tài chính, Đổi mới sáng tạo trong tài chính, Trí tuệ nhân tạo, Tài chính -tiền tệ- Ngân hàng, Công nghệ tài chính căn bản- nâng cao, Tiền số và công nghệ blockchain, Phân tích dữ liệu tài chính, Kinh tế lượng tài chính, Quản trị rủi ro tài chính.
Theo Công ty Tư vấn và Quản lý toàn cầu McKinsey (Hoa Kỳ), dịch Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số toàn cầu lên 3 – 5 năm. Thị trường FinTech thế giới dự kiến đạt 325,3 tỷ USD vào năm 2030 nhờ sự tăng trưởng của thanh toán kỹ thuật số, đầu tư vào blockchain và sự bùng nổ theo cấp số nhân của các sàn thương mại điện tử.
Thống kê của Statista cho thấy, trên thế giới hiện có khoảng 10.000 công ty FinTech đang cạnh tranh với các ngân hàng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính (thanh toán, tín dụng, huy động vốn, quản lý tài sản….).
Tại Việt Nam, trong những năm trở lại đây đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, sâu rộng của lĩnh vực FinTech. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, Việt Nam đang là quốc gia đi đầu, tiên phong tại khu vực Đông Nam Á trong việc tiếp cận nhiều xu hướng mới nổi trên thế giới, trong đó có việc ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh số hóa trong lĩnh vực tài chính. Số lượng các công ty FinTech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam đã tăng từ khoảng 40 công ty (năm 2016) lên 154 (năm 2021).
Lĩnh vực FinTech cũng là lĩnh vực thu hút đầu tư của Việt Nam, đứng thứ ba trong khu vực. Thông tin chi tiết tham khảo tại đây.
Như vậy, FinTech là một trong những ngành đi đầu cho cuộc cách mạng 4.0 và được cho là có sự phát triển mạnh mẽ trong hiện tại và tương lai, đẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực cũng tăng cao.
Ngành FinTech đòi hỏi nhân lực vừa có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, vừa am hiểu công nghệ thông tin. Cụ thể nhân lực ngành này cần nắm vững và vận dụng các kiến thức:
Cũng như các lĩnh vực thuộc công nghệ thông tin và kinh tế khác, yêu cầu kỹ năng mềm của ngành FinTech sẽ là kỹ năng học hỏi liên tục, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng năng giao tiếp và hoà nhập, kỹ năng chia sẻ ý tưởng,
Ngoài ra, người học FinTech nên thông thạo các ngôn ngữ công nghệ, chẳng hạn như C ++, Java và Python. Họ cũng phải nắm bắt được các tin tức tài chính và kinh tế và cần phải là người học luôn học hỏi. Thời gian không chờ đợi, và ngành công nghiệp FinTech đang thay đổi với tốc độ nhanh chóng, vì vậy những người tham gia vào lĩnh vực này phải có thể thích ứng nhanh chóng với những thay đổi này.