Quảng Trị Chơi Gì

Quảng Trị Chơi Gì

- Địa chỉ: 323 Hùng Vương - TP Đông Hà - Quảng Trị - Điện thoại: (0233) 3562581 - Fax: 0233 3890313

- Địa chỉ: 323 Hùng Vương - TP Đông Hà - Quảng Trị - Điện thoại: (0233) 3562581 - Fax: 0233 3890313

Đăng ký để nhận thông tin từ Jungle Boss

Nhận thông tin và ưu đãi mới nhất về các hành trình tour mạo hiểm của chúng tôi!

QTO - Văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, người Vân Kiều, Pa Kô ở Quảng Trị nói riêng rất phong phú, đa dạng và giàu bản sắc. Trong đó, nhiều nghề truyền thống như rèn, đan lát, chế tác nhạc cụ, dệt thổ cẩm, làm ống điếu (hút thuốc), men lá...qua bao đời vẫn được người dân lưu giữ cho đến hôm nay. Đứng trước nguy cơ một số nghề truyền thống bị mai một, nhiều nghệ nhân người Vân Kiều, Pa Kô trăn trở, quyết tâm giữ lấy nghề. Qua đôi bàn tay khéo léo, trái tim giàu tình yêu nghề, nhiều nghệ nhân “thổi hồn” chế tác, làm ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo phục vụ sinh hoạt thường ngày, lễ hội, văn hóa văn nghệ của địa phương...Họ sẵn sàng truyền dạy cho những ai có cùng đam mê nghề truyền thống để góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

(Web Quảng Trị) Để có kế hoạch đầu tư, phát triển, khai thác tiềm năng du lịch khu vực miền Tây của tỉnh Quảng Trị, trong 2 ngày 26-27/2/2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đã dẫn đầu đoàn khảo sát một số điểm du lịch tại các huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương liên quan.

Đoàn đã đến khảo sát tại thác Ba Vòi, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông và thác Tà Puồng ở xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa.

Miền tây tỉnh Quảng Trị nổi tiếng với những dãy núi cao, địa hình hiểm trở, luôn có sức cuốn hút mãnh liệt đến kỳ lạ với những ai thích khám phá và thưởng ngoạn cảnh đẹp của núi non quê nhà. Sau gần 3 giờ đồng hồ băng rừng, vượt suối, đoàn khảo sát đã đến Thác Ba Vòi ở xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông. Thác Ba Vòi được chia thành 3 tầng với 3 thác nước khác nhau, các tầng chênh nhau có độ cao từ hàng chục đến trăm mét. Dưới mỗi thác nước có một hồ nước trong xanh, mát lạnh, một cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú mà thiên nhiên ban tặng cho huyện miền núi Đakrông.

Thác Ba Vòi xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông

Sau khi khảo sát tại thác Ba Vòi, đoàn khảo sát đã đến thôn Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa.

Từ cầu Se-bang-hieng, đi ngược đường Hồ Chí Minh theo đường mòn và dọc theo suối khoảng 20 phút tới động Tà Puồng. Động có cửa rộng, trần cao, lòng rộng, một bên là dòng sông ngắn chảy ra, một bên cát bồi thành bãi rộng, lòng sông có đoạn rộng 4-5m, độ sâu không đồng đều, có nơi lội qua, có nơi sâu 2-3m phải bơi dọc sông để vào sâu. Khối lượng thạch nhũ động Tà Puồng không nhiều nhưng thiên nhiên ưu ái kiến tạo nên nhiều hình thù rất đặc sắc, độc đáo.

Từ cửa động Tà Puồng, men theo suối về hạ nguồn khoảng 10 phút, sẽ đến thác Tà Puồng. Thác nước có độ cao 30-35m, có lưu lượng nước lớn, duy trì quanh năm. Thác Tà Puồng hùng vĩ mang đậm nét hoang sơ, quyến rũ của đất trời miền Tây Quảng Trị. Động Tà Puồng và thác Tà Puồng nằm liền kề nhau, là những điểm đến vô cùng hấp dẫn và thú vị cho nhưng ai thích khám phá vẻ đẹp kỳ bí của núi rừng, thác nước và hang động.

Sau khi khảo sát thực tế Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đã chủ trì cuộc họp với các các sở, ngành, đơn vị, địa phương để đánh giá chuyến đi và định hướng đầu tư khai thác du lịch các địa điểm trong thời gian tới. Tại buổi họp, các đại biểu đã có nhiều ý kiến, kiến nghị liên quan đến việc tổ chức đưa vào đầu tư, khai thác các địa điểm du lịch thác Ba Vòi và thác Tà Puồng. Một số ý kiến cho rằng trước mắt cần đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông để rút ngắn hơn quảng đường tiếp cận với các thác nước, xây dựng bãi đổ xe; cần kết hợp liên kết phát triển du lịch sinh thái mạo hiểm với du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, tham quan sân bay Tà Cơn, khám phá đường Hồ Chí Minh, đèo Sa Mù; tạo các điểm bán đồ lưu niệm, nông sản địa phương... Việc làm đường và các hạ tầng liên quan đến khai thác du lịch phải phù hợp cảnh quan và không xâm hại đến rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam ghi nhận những ý kiến đóng góp tâm huyết của các sở, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp đồng thời khẳng định miền Tây tỉnh Quảng Trị hiện có rất nhiều tiềm năng du lịch: có hang động, thác nước, suối, cảnh quan rừng. Đồng chí cho rằng, muốn khai thác tốt các danh thắng này thì tỉnh cần có sự đầu tư ban đầu, trước mắt biến những nơi này trở thành điểm đến của Nhân dân trên địa bàn tỉnh và khách du lịch; sau đó tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, song song với tiến hành công tác quy hoạch các điểm du lịch một cách cụ thể trên cơ sở tôn trọng tự nhiên, không can thiệp sâu vào hệ thống sinh thái tự nhiên, mời gọi các nhà đầu tư có đủ năng lực để khai thác hiệu quả. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đồng ý giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 đối với thác Ba Vòi và thác Tà Puồng ngay trong năm 2021. Đề nghị các sở, ngành liên quan lập 2 dự án đầu tư xây dựng đường vào 2 điểm du lịch và bãi đổ xe thác Ba Vòi và Tà Puồng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc tiến và Đầu tư tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về các tiềm năng du lịch của tỉnh trước mắt đối với Thác Ba Vòi, Thác Tà Puồng. Để phát triển du lịch bền vững, huyện Đakrông, Hướng Hóa cần làm tốt công tác gìn giữ và phát huy các bản sắc hóa của người dân địa phương, gắn với đảm bảo vệ sinh môi trường cùng với đó tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu, khảo sát.

Thác Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa

Ngày 28/7/2022, tại Hội trường Nhà khách Tỉnh ủy, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị lần thứ II, nhiệm kỳ 2022 – 2027.

Tham dự Đại hội có đồng chí Đỗ Thị Lý - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; đồng chí Trần Thị Thu - UV BCH Trung ương Đoàn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh cùng các đồng chí trong tổ công tác chỉ đạo đại hội; các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy, các đồng chí lãnh đạo các Ban, Văn phòng Đảng ủy Khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng ủy Khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, nguyên lãnh đạo Đoàn Khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; đại diện lãnh đạo các đơn vị Đoàn cấp huyện và đặc biệt 178 đại biểu chính thức đại diện cho niềm tin, ý chí, nguyện vọng, sức mạnh đoàn kết và trí tuệ của hơn 3.500 đoàn viên về dự đại hội.

Với khẩu hiệu hành động “Tuổi trẻ Khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị Khát vọng - Tiên phong - Đoàn kết - Sáng tạo – Hội nhập”, Đại hội đã hoàn thành các nội dung đề ra: Tổng kết và đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2019-2022; đưa ra 12 chỉ tiêu chủ yếu và các nhiệm vụ, giải pháp triển khai công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2022 - 2027; tham luận đóng góp ý kiến về phong trào thanh niên; thảo luận góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên; bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Bí thư, Phó Bí thư nhiệm kỳ mới; bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Trong nhiệm kỳ qua, mặc dù chịu tác động nghiêm trọng của thiên tai bão lũ, dịch bệnh COVID-19, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi gặp phải những khó khăn, thách thức lớn; tuy nhiên dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn và các cấp ủy Đảng cơ sở, lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp cấp tỉnh, các tổ chức cơ sở Đoàn trong toàn khối đã lựa chọn nội dung phù hợp, linh hoạt đổi mới hình thức để tổ chức triển khai các hoạt động phong trào có hiệu quả, cụ thể hoá các chương trình, kế hoạch bằng những việc làm, hành động cụ thể, có sức thuyết phục cao, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị tại các cơ quan, đơn vị nói riêng và trong toàn Đảng bộ Khối nói chung.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Trần Thị Thu, Bí thư Tỉnh Đoàn ghi nhận những thành tích mà các cấp bộ Đoàn và tuổi trẻ Đoàn khối đã đạt được trong nhiệm kỳ qua. Đồng chí nhấn mạnh Đoàn Khối cần đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục phù hợp với đặc điểm của từng khối thanh niên; đặc biệt chú trọng phát triển các phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”, phong trào “Tuổi trẻ xung kích cải cách hành chính”, “Ba trách nhiệm”, phong trào thi đua “4 nhất” và hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời tiên phong trong ứng dụng “chuyển đổi số” luôn nhạy bén, linh hoạt, bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối, nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của các cơ quan, đơn vị, nhu cầu thực tế của thanh niên để thiết kế, tổ chức thực hiện các phong trào hành động cách mạng phù hợp với thực tiễn; quán triệt sâu sắc trong toàn Đoàn nhận thức rõ quan điểm “Xây dựng Đoàn là góp phần xây dựng Đảng trước một bước” góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội đề ra đồng thời góp một phần sức mình vào mục tiêu xây dựng tỉnh nhà trở thành tỉnh có trình độ phát triển khá của cả nước vào năm 2030.

Đại hội đã tiến hành bầu 29 đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành, 09 đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ; 05 đồng chí Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Đoàn khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Đồng chí Hoàng Thị Trúc Phương tiếp tục được Đại hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Đoàn Khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh khóa II, nhiệm kỳ 2022 - 2027; Đại hội cũng đã bầu 11 đại biểu chính thức, 02 đại biểu dự khuyết dự đại hội Đoàn TNCS tỉnh Quảng Trị lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Nhân dịp này, BTV Tỉnh Đoàn đã tặng Bằng khen cho 04 tập thể, 05 cá nhân, tiêu biểu trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2017-2022.

Du lịch Quảng Trị là tên gọi chỉ chung về các ngành, nghề kinh doanh và các dịch vụ liên quan về việc quảng bá, khai thác tiềm năng du lịch tại tỉnh Quảng Trị. Đây được coi là một ngành nghề đầy tiềm năng của tỉnh, hứa hẹn có nhiều đóng góp vào ngân sách địa phương cũng như việc quảng bá hình ảnh về vùng đất này.

Tỉnh Quảng Trị có nhiều lợi thế để khai thác du lịch. Về mặt lịch sử, nơi đây từng là trung tâm nối giữa hai miền Nam, Bắc của Việt Nam, trong suốt thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh Việt Nam, vùng đất này bị tàn phá dữ dội bởi bom đạn của Hoa Kỳ (Tính bình quân, mỗi người dân Quảng Trị đã phải gánh chịu 7 tấn bom đạn Mỹ) cũng như những cuộc đụng độ khốc liệt giữa các bên tham chiến[1]. Chính vì điều kiện lịch sử đặc thù như vậy, ngày nay Quảng Trị đã trở thành một địa điểm có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch[2]. Về mặt tự nhiên, nơi đây cũng có nhiều thắng cảnh đẹp như các bãi biển, sông suối, rừng nguyên sinh và các địa danh khác[3].

Ngoài ra, Quảng Trị còn có nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, điều kiện vị trí địa lý – giao thông tương đối dễ tiếp cận bằng đường bộ, đường thủy và cả đường hàng không. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch mà không phải tỉnh, thành nào cũng có được[4].

Quảng Trị là một tỉnh nằm ở điểm đầu trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây về phía Việt Nam nên có nhiều lợi thế trong việc khai thác các nguồn khách du lịch inbound từ Lào và Thái Lan và ngược lại[5].

Tỉnh Quảng Trị đã chịu những hậu quả nặng nề của trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, lại chịu ảnh hưởng của gió Lào ở miền Trung chính vì vậy, Quảng Trị là một trong những tỉnh thành của Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế tương đối chậm. Kèm theo đó là Du lịch Quảng Trị vẫn chưa thực sự phát triển một cách tương xứng với tiềm năng sẵng có. Quảng Trị chịu ảnh hưởng từ hai địa điểm du lịch khác là động Phong Nha của tỉnh Quảng Bình ở mặt Bắc và Cố đô Huế ở phái Nam chính vì vậy, du khách thường chỉ đi qua Quảng Trị mà không lưu trú cũng giống như du khách Thái Lan đi ngang qua Lào khi đến Việt Nam.

Tuy nhiên, với những giá trị đích thực vốn có của nó, Quảng Trị đang dần dần thu hút được lượng khách du lịch đáng kể trong những năm gần đây. Đặc biệt với sự quan tâm, đầu tư của Chính quyền địa phương ngành du lịch hứa hẹn trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn chiến lược. Chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về du lịch. Đặc biệt đảng cầm quyền ở đây đã ra Nghị quyết số: 02/NQ ngày 15 tháng 11 năm 2001 của Tỉnh uỷ Quảng Trị xác định: "Thương mại- du lịch- dịch vụ giữ vị trí quan trọng, phấn đấu sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo bước đột phá thời kỳ sau năm 2010"[6][7].

Theo thống kê, doanh thu du lịch của tỉnh tăng từ 6,6 tỷ đồng năm 1995 lên 40 tỷ đồng vào năm 2009, bình quân tăng 13,7% mỗi năm và thu hút hàng năm khoảng 400.000 lượt khách[7]. Chỉ tính riêng huyện Hải Lăng, hàng năm, bình quân các điểm du lịch trên địa bàn huyện đã đón khoảng 250.000 đến 300.000 lượt khách du lịch đến tham quan[8]. Trong đó, với lợi thế về yếu tố lịch sử, các chương trình, lễ hội du lịch mang tính tri ân như các chương trình hoài niệm chiến trường xưa, các tour DMZ.. cũng đã tiếp đón được hơn 3,6 triệu lượt khách với doanh thu xã hội về du lịch thu được ước tính hơn 2.770 tỷ đồng cho ngân sách địa phương[9].

Mặc dù vậy, du lịch Quảng Trị cũng được cảnh báo về những thách thức đã và đang đối mặt như việc tuyên truyền, quảng bá cho du lịch phần nhiều chỉ dừng lại ở mức tuyên truyền riêng lẻ, trong quá trình khai thác tiềm năng vẫn chưa biết khai thác, làm thức dậy những tiềm năng đó hoặc khai thác một cách vụng về, tuỳ tiện không đúng quy trình công nghệ du lịch sẽ không tạo ra được sản phẩm du lịch tốt, chưa nắm và vận dụng tốt những công nghệ du lịch - một dây chuyền sản xuất nghiêm ngặt nhằm tạo nên hiệu quả cao không những về mặt kinh tế mà còn ở cả mặt xã hội, văn hoá.[7]

Ngành du lịch Quảng Trị đang sở hữu nhiều địa điểm du lịch được xếp hạng của nhà nước. Theo thống kê, trong số 498 di tích đã được kiểm kê, đánh giá, Quảng Trị có đến 431 di tích lịch sử chiến tranh. Quảng Trị là địa phương đầu tiên và duy nhất khai thác du lịch hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội, hàng năm, có hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước tới đây và chủ yếu khách đến theo loại hình du lịch này[10].

Quảng Trị hiện có rất nhiều điểm tham quan có lợi thế để phát triển ngành du lịch như:

Quảng Trị có rất nhiều đặc sản, chẳng hạn như bánh khoái, rau trên đá, nước mắm, xôi nếp Lào, bún hến làng Mai Xá[11][12], v.v... Nơi đầy cũng có nhiều làng nghề truyền thống với các sản phẩm miền quê nổi tiếng như: Nón lá, thêu ren, dệt xăm lưới với các món ẩm thực được nhiều người biết đến như: Cháo bột Diên Sanh, bánh ướt Phương Lang, canh ám làng Lam Thủy, bánh lọc Mỹ Chánh (tiếng địa phương: beéng loọc Mì Chánh), rượu Kim Long, nước mắm Mỹ Thủy, ruốc bột Thâm Khê…[8]

Ở Quảng Trị có một số lễ hội thu hút đông đảo sự tham gia của nhân dân địa phương và du khách như: Lễ hội đêm Thành Cổ, Lễ hội Trường Sơn huyền thoại, Lễ hội thống nhất non sông, Lễ hội Tổ đình Sắc Tứ, Lễ hội dân gian, Hội Cướp Cù, Hội Thượng Phước, Lễ hội rước kiệu ở thánh địa La Vang, Lễ hội đua thuyền, Lễ hội rước hến làng Mai Xá[13][14], Lễ hội đua thuyền truyền thống làng Mai Xá[15], Lễ hội chợ đình Bích La[16], Lễ hội Nhịp cầu Xuyên Á...

Ngành du lịch Quảng Trị có các loại hình du lịch cơ bản là du lịch bằng đường bộ và du lịch biển.

Loại hình du lịch đường bộ có địa điểm nổi tiếng là Khu thương mại Lao Bảo.

Loại hình du lịch biển có các địa điểm hấp dẫn như: Biển, Đảo Cồn Cỏ; Bãi tắm Cửa Tùng; Bãi tắm Cửa Việt; Bãi tắm Gio Hải; Bãi tắm Mỹ Thủy.

Quảng Trị hiện chưa có sân bay nào nhưng có tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua, ga Đông Hà là một trong những ga chính trên tuyến đường ray này. Dự án sân bay Quảng Trị dự kiến sẽ được xây ở xã Gio Quang, huyện Gio Linh, cách Đông Hà 7 km về phía bắc. Đông Hà, Quảng Trị còn nằm ở nơi giao cắt của đường 9 và Quốc lộ 1, khá thuận tiện cho khách du lịch đường bộ.

Quảng Trị được coi là một bảo tàng chiến tranh lớn, một sa bàn đầy đủ nhất để giới thiệu về chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong thế kỷ 20[17]. Với nhiều du khách quốc tế, một trong những lý do để họ tìm đến Quảng Trị là để tìm hiểu và hồi tưởng về quá khứ của họ.

Bên cạnh đó, Quảng Trị được biết đến như một vùng đất có nhiều di tích lịch sử nhất Việt Nam[17] với 431 di tích lịch sử cách mạng trong tổng số 498 di tích và danh thắng của Quảng Trị được kiểm kê, đánh giá[17][18]. Trong số 70 nghĩa trang liệt sĩ ở Quảng Trị, thì có đến hai nghĩa trang quốc gia (Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn và Nghĩa trang Quốc gia đường 9) nơi yên nghỉ của hơn 6 vạn liệt sĩ[19], một địa chỉ hành hương của người dân trong phạm vi cả nước. Với nguồn vốn đầu tư tôn tạo, phục chế lên đến hàng chục tỷ đồng, cụm di tích đôi bờ Hiền Lương đã trở thành một điểm dừng quan trọng trên đường Bắc - Nam, không chỉ riêng cho du khách mà cả những hành khách lưu thông trên Quốc lộ 1[17].

Nói chung những sản phẩm du lịch của Quảng Trị hầu như được tạo nên bằng máu xương của cuộc chiến tranh - điều làm nên sự khác biệt rõ rệt so với sản phẩm du lịch ở các địa phương, vùng miền khác.[17] Quảng Trị có những địa danh mang dấu ấn về quá khứ của chiến tranh như: sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương[20], hàng rào điện tử McNamara, địa đạo Vịnh Mốc, Khe Sanh, Tà Cơn, Làng Vây, Đường 9 Nam Lào, nghĩa trang Trường Sơn[1]... Những di tích lịch sử này đã trở thành "thương hiệu" du lịch của Quảng Trị[7].

Trong những tour du lịch hoài niệm đến Quảng Trị thăm chiến trường xưa, các cựu chiến binh của Mỹ đã thực sự bị gây ấn tượng mạnh vì những địa điểm nơi đây. Một số người đã bày tỏ tình cảm của mình về vùng đất và tua du lịch này. Một số giới chức chiến quyền khi tham gia vào tua du lịch này cũng đánh giá cao và cho rằng đây là một loại hình du lịch mới mẻ, hấp dẫn và là cầu nối giữa hiện tại và quá khứ.

Ngoài ra, chương trình du lịch "Hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội" (ra đời vào năm 2005) cũng được cho là sản phẩm du lịch độc đáo, sáng tạo của Quảng Trị. Một số nhân vật ở trung ương như Thứ trưởng Lê Tiến Thọ, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đều đánh giá cao sản phẩm du lịch này và có những chỉ đạo đối với các cấp, các ngành ở Quảng Trị cần tập trung quảng bá sâu rộng, và tăng cường liên doanh liên kết phát triển chương trình du lịch này trong thời gian tới, đồng thời Tổng cục Du lịch cần đưa loại hình Du lịch hoài niệm vào chương trình hành động quốc gia.[9]

Từ ngày có cây cầu Hữu nghị Lào – Thái II bắc qua sông Mê Kông, việc đi lại của người dân hai nước Lào và Thái Lan trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn, làm tăng đáng kể lượng khách du lịch từ Lào và Thái Lan vào Việt Nam thông qua tuyến Quốc lộ 9. Thời gian gần đây, lượng khách du lịch đến tỉnh Quảng Trị tăng mạnh, đặc biệt là khách Lào và Thái Lan[5].

Quảng Trị là tỉnh có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua. Ga Đông Hà là một trong những ga chính trên tuyến đường ray này. Đông Hà còn nằm ở điểm giao giữa đường 9 và Quốc lộ 1. Vì thế nó có một vai trò quan trọng trong tuyến du lịch bằng đường bộ đường bộ từ Lào, Thái Lan. Trong chiến tranh, cung đường này càng trở nên quan trọng hơn. Vì thế Quân đội Mỹ đã thiết lập một hệ thống khu căn cứ quân sự dọc theo tuyến đường này, từ Đông Hà cho đến làng Vây. Chính vì thế mà ngày nay nó thu hút được lượng khách quan tâm chương trình du lịch "thăm lại chiến trường xưa", đặc biệt là du khách quốc tế. Những di tích lịch sử ở Quảng Trị, đặc biệt là ở khu phi quân sự đã trở thành "thương hiệu" du lịch của mảnh đất này[7].

Số lượng và lượt người truy cập Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị

Cao điểm 689 Hướng Hóa, một trong những địa danh nổi tiếng…

Ngay bây giờ check email để lấy mã ưu đãi dành riêng cho bạn nhé. Vui lòng kiểm tra hộp Spam nếu không thấy email trong Inbox và đánh dấu "Đây không phải thư rác / Report not spam"

Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0309532909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 06/01/2010.

Ô nhiễm môi trường gây ra những thiệt hại không nhỏ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản cũng như hoạt động phát triển du lịch. Những vấn đề này không chỉ gây ảnh hưởng tới đời sống của người dân mà còn gây ra những tổn thất lớn tới vấn đề phát triển kinh tế của Tỉnh như:

Khí thải tại các khu vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các cơ sở công nghiệp nhỏ, làng nghề ở khu vực nông thôn chưa qua xử lý có nồng độ cao các chất độc hại như CO, SO2 cũng gây thiệt hại tới cây trồng và kinh tế.

Biến đổi khí hậu, thiên tai như hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn cũng gây ra những thiệt hại đáng kể đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, du lịch. Nhiều diện tích lúa, hoa màu bị mất trắng do thiên tai làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.

Ô nhiễm môi trường như khói, bụi, tiếng ồn cũng là yếu tố gây cản trở lớn tới các họat động phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch làng nghề. Ô nhiễm môi trường khiến lượng khách đến thăm quan và mua sắm tại các làng nghề giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của cộng đồng làm nghề.

9.2.1. Thiệt hại kinh tế do gia tăng gánh nặng bệnh tật

Thiệt hại kinh tế do ÔNMT ảnh hưởng đến sức khoẻ bao gồm các khoản chi phí: Chi phí khám và thuốc chữa bệnh, mất ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm. Đa số người dân sau khi nghỉ ốm để điều trị bệnh hoặc có người thân bị ốm sẽ giảm khoảng 20% về thu nhập và sức khỏe so với trước khi bị bệnh.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), thiệt hại kinh tế toàn cầu do ô nhiễm không khí là khoảng 225 tỷ USD. Đối với Việt Nam, ô nhiễm không khí gây thiệt hại về kinh tế khoảng 10 tỷ đô la mỗi năm (chiếm từ 5 - 7% GDP). Nếu giả thiết, tổn thất về kinh tế do ÔNMT không khí tác động đến sức khoẻ đối với tỉnh Quảng Trị là 5 % GRDP vào năm 2019 với tổng GRDP là 31.657.320 triệu đồng thì năm 2019 thiệt hại khoảng 1.582.866 triệu đồng do ÔNMT không khí.

Bên cạnh ước tính các chi phí cho chăm sóc sức khỏe, khái niệm “gánh nặng bệnh tật” còn được sử dụng khi đánh giá tác động của ÔNMT đối với sức khỏe của con người. Môi trường khu vực bị ô nhiễm khiến “gánh nặng bệnh tật” của cộng đồng cũng sẽ gia tăng, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người lao động và cả cộng đồng dân cư sống tại các khu vực lân cận.

9.2.2. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến hoạt động SX, KD của các ngành, lĩnh vực

Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng chịu nhiều tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trường đất. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất đến sức khoẻ còn người thể hiện rõ nhất ở sự tích tụ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón trong đất. Việc sử dụng không đúng cách hoặc quá nhiều các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khiến cho cây trồng không hấp thụ hết gây nên tình trạng tồn dư phân bón, thuốc BVTV trong đất, từ đó tích luỹ vào nông sản, thực phẩm, gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm và những tác động lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Lượng phân bón hoá học từ môi trường đất tích luỹ trong các nông sản, nhất là các loại rau quả tươi có hàm lượng Nitrat dư thừa có thể dẫn đến các bệnh hiểm nghèo như làm trẻ xanh xao, gầy yếu và ung thư dạ dày, ung thư vòm họng ở người lớn. Hiện nay, hiện tượng đất nông nghiệp bị chai cứng do dư thừa phân bón hoá học trong đất ngày càng phổ biến dẫn đến năng suất cây trồng bị giảm sút. Sử dụng thuốc BVTV gây nên tình trạng sản phẩm bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị kinh tế của sản phẩm, từ đó thu nhập của người nông dân cũng bị giảm đáng kể.

Môi trường nước mặt (sông, hồ, kênh, mương) là nguồn tưới tiêu chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khi chất lượng nước của hệ thống này bị ô nhiễm dẫn tới những thiệt hại không nhỏ đối với hoạt động canh tác tại các khu vực nông thôn.

ÔNMT nước là nguyên nhân chủ yếu gây ra thiệt hại đối với ngành NTTS, chăn nuôi gia súc, gia cầm, ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp và cây trồng gây ra những tổn thất nghiêm trọng tới vấn đề phát triển kinh tế khu vực nông thôn và đời sống người dân. Tại Quảng Trị, trong những năm gần đây xảy ra nhiều dịch bệnh như: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, tai xanh, cúm gia cầm, đốm trắng, đầu vàng, dịch tả lợn Châu Phi. Hằng năm, ngân sách địa phương phải chi trả một số tiền tương đối lớn để ngăn ngừa, ứng phó với các dịch bệnh này.

Bảng 9.2.2.1. Thống kê số lượng gia súc, gia cầm bị dịch bệnh giai đoạn 2015 - 2019

Đối với hoạt động NTTS, chất lượng nguồn nước đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, khi nguồn nước bị ô nhiễm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây dịch bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất nuôi trồng do gia tăng diện tích thủy sản bị dịch bệnh. Trong giai đoạn 2015 - 2019, tổng diện tích thủy sản bị dịch bệnh là 967,04 ha. Diện tích này có xu hướng tăng từ năm 2015 - 2017 sau đó giảm mạnh từ năm 2018 - 2019.

Bảng 9.2.2.2. Thống kê diện tích thủy sản bị bệnh giai đoạn 2015 - 2019

Các hoạt động khai thác nước dưới đất để phục vụ nuôi trồng thủy, hải sản trên cát (vùng ven biển) đã làm sụt mực nước dưới đất trên đất liền, dẫn đến XNM tiến sâu vào nội đồng làm cho nhiều nguồn nước dưới đất bị nhiễm mặn và không dùng cho sinh hoạt được, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Các hoạt động khai thác thủy, hải sản quá mức, thậm chí hủy diệt (như dùng điện, lưới mắt nhỏ…) gây nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi từ biển; Hoạt động của các tàu thuyền đánh bắt trên biển sẽ làm phát thải nhiều chất ô nhiễm (như các hợp chất cơ thiếc - chất chống hà cho vỏ tàu thuyền) và dầu mỡ vào môi trường biển, tác động bất lợi đến ĐDSH biển và vùng ven biển.

Nước thải tại các cơ sở nuôi tôm trên cát ở Vĩnh Linh, Gio linh và Triệu Phong chưa được thu gom, xử lý đúng quy định; Nước thải sản xuất của các cơ sở tại các KCN/CCN, đặc biệt là KCN Quán Ngang (HTXL nước thải tập trung chưa đi vào hoạt động) đã làm suy giảm năng suất cây lúa tại các khu vực đồng ruộng của các xã lân cận.

ÔNMT sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các CBCNV của các cơ sở. Làm tăng chi phí xử lý môi trường đối với các doanh nghiệp, nhà máy,... tăng phí xả thải. Ảnh hưởng đến thu nhập kinh tế của các cơ sở.

c. Đối với lĩnh vực thương mại và dịch vụ

ÔNMT sẽ tác động đến các thành phần môi trường gây ảnh hưởng đến các hoạt động SXKD, NTTS, du lịch. Chất lượng sản phẩm không đảm bảo, sản lượng cây trồng và thủy sản giảm, ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan. Dẫn đến làm giảm thu nhập của người dân, ảnh hưởng đến phát triển chung của toàn Tỉnh.

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Trị Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị Cơ quan quản lý: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị Chịu trách nhiệm nội dung: Ban biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh

Ghi rõ nguồn "Cổng TTĐT tỉnh Quảng Trị" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này

(Web Quảng Trị) Sáng ngày 27/10/2022, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị đã tổ chức khảo sát tình hình thực hiện Kết luận số 86-KL/TU, ngày 5/7/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo lĩnh vực tài nguyên khoáng sản tại Công ty Cổ phần đầu tư và Khoáng sản VICO Quảng Trị.

Đồng chí Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham dự còn có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo các sở ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.

Công ty Cổ phần đầu tư và Khoáng sản VICO Quảng Trị (Công ty VICO) có trụ sở tại Thôn Trà Trì, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho Công ty VICO Quảng Trị khai thác cát trắng bằng phương pháp lộ thiên tại khu vực ngã 5 thuộc các xã Hải Thượng, Hải Thọ, Hải Thiện, Hải Vĩnh, Hải Xuân, Hải Lâm, Hải Ba, huyện Hải Lăng. Cụ thể, tổng diện tích 446 ha, trữ lượng khai thác 15.937.305 tấn, tương đương  10.618.895ha. Thời gian khai thác 29 năm.

Nhìn chung, trong quá trình khai thác khoáng sản, Công ty VICO Quảng Trị đã sử dụng đất đúng diện tích và hoàn thổ kịp thời diện tích đã khai thác. Hiện đang có nhiều hợp đồng với các đối tác về việc cung cấp nguyên liệu cát trắng silic đã qua chế biến sâu. Đặc biệt, với việc đưa vào vận hành thêm 2 nhà máy: Nhà máy cát thạch anh cao cấp VICO - NSG thuộc Công ty TNHH cát thạch anh cao cấp VICO - NSG với nhu cầu nguyên liệu 270.000 tấn/năm; Nhà máy sản xuất tấm Calsium Silicate thuộc Công ty CP Hiệp Phú - Vico với nhu cầu nguyên liệu 35.000 tấn/năm là những nhà máy chế biến sâu, chế biến sản phẩm cuối cùng để đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Như vậy, nguồn nguyên liệu mà nhà máy Chế biến cát thạch anh (VICO Quảng Trị) cần để chế biến cung cấp là 600.000 tấn/năm với diện tích mỏ để khai thác nguồn nguyên liệu nêu trên tương đương 17,1 ha, phù hợp với giấy phép khai thác số 1178/GP-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 20/6/2011 và chứng nhận đầu tư số 30121000074 do UBND tỉnh Quảng Trị cấp ngày 18/01/2011, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 02/11/2016.

Để đảm bảo nguyên liệu sản xuất cho Công ty năm 2022, Tổng giám đốc Công ty VICO Quảng Trị Nguyễn Xuân Dũng đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị tạo điều kiện cho Công ty thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng và giao đất 17,1 ha mỏ cát trắng tại Khu vực ngã 5 thuộc các xã: Hải Thượng, Thị trấn Diên Sanh…

Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các thành viên đoàn kiểm tra, đồng chí Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan báo cáo UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành kết luận đánh giá toàn diện về việc thực hiện Kết luận số 86-KL/TU, ngày 5/7/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo lĩnh vực tài nguyên khoáng sản”. Đồng thời cập nhật kịp thời các quy định mới có liên quan Luật Khoáng sản để đề xuất điều chỉnh, bổ sung Kết luận trên cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đúng chủ trương của Bộ Chính trị và Chính phủ. Đối với đề xuất của Công ty VICO Quảng Trị, giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Hải Lăng tham mưu UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc giao bổ sung 17,1 ha mỏ cát trắng cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu sản xuất cho đến khi có kết luận mới của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

9.1.1. Tác động do ô nhiễm môi trường nước

Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người chủ yếu thông qua hai con đường: Một là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả, thủy hải sản được nuôi trồng trong nước ô nhiễm; Hai là tiếp xúc với môi trường nước ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động. Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm có thể dẫn đến mắc một số bệnh: Điển hình là các bệnh về đường tiêu hoá do nhiễm khuẩn như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn; Bệnh siêu vi trùng như bại liệt, viêm gan B; Bệnh ký sinh trùng, giun sán; Bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, bệnh mắt hột, bệnh phụ khoa và tiềm ẩn các nguy cơ gây ung thư.

Theo WHO, khoảng 80% bệnh tật có liên quan tới chất lượng nước và tình trạng vệ sinh môi trường. Ở Việt Nam, bệnh tiêu chảy là một trong 10 bệnh có số ca mắc và tử vong cao nhất với khoảng từ 725.000 đến 930.000 ca mắc mỗi năm.

Tại Quảng Trị, hệ thống sông ngòi là nguồn cấp nước chủ yếu cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu của con người. Kết quả quan trắc giai đoạn 2015 - 2019 cho thấy, chất lượng nước (CLN) tại một số điểm trên các lưu vực sông Thạch Hãn, Bến Hải chịu sự tác động của các chất rắn lơ lững (TSS), vi khuẩn E.coli vào mùa mưa và chịu ảnh hưởng rõ rệt của hiện tượng XNM xâm lấn vào mùa khô; Tại một số đoạn trên sông Vĩnh Định có dấu hiệu bị ô nhiễm Fe. Vì vậy, chất lượng nước tại các khu vực này tại thời điểm quan trắc không thể cung cấp cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

Hiện tại, nhiều thôn, xã chưa có nguồn nước sạch cấp sinh hoạt mà chủ yếu sử dụng nước giếng khoan, giếng đào. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra các dịch bệnh liên quan đến ô nhiễm nước ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư.

Bảng 9.1.1.1. Tỷ lệ số dân đô thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh

Tỷ lệ số dân đô thị sử dụng nước sạch (%)

Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch (%)

Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh (%)

Báo cáo, thu thập số liệu từ ngành y tếvề tỷ lệ số người mắc bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét ở tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2015 – 2019 để đánh giá chung cho việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo chất lượng là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến sức khỏe con người và cộng đồng.

Bảng 9.1.1.2. Tỷ lệ số người mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rétgiai đoạn 2015 – 2019

Mặc dù trong giai đoạn 2015 - 2019 vẫn tồn tại số lượng người mắc các bệnh lỵ, thương hàn, sốt rét. Tuy nhiên, so với giai đoạn 2010 - 2014, tỷ lệ mắc các bệnh này có xu hướng giảm rõ rệt, đặc biệt không có trường hợp nào mắc bệnh tả vào giai đoạn này.

Bảng 9.1.1.3. Tỷ lệ số người mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét

Kết quả công bố số liệu Bộ chỉ số Theo dõi – Đánh giá nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Trị - UBND tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2019 cho thấy tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch có sự gia tăng từ 39,91% năm 2015 lên 51,1% năm 2018, riêng năm 2019 đạt 57,14% tính theo tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn [19]. Dân số sử dụng nước sạch tăng lên đáng kể là nhờ những đầu tư xây dựng, cải thiện điều kiện cấp nước sạch bằng những quy hoạch cụ thể trong giai đoạn 2016 – 2020: Nâng cấp, sửa chữa 63 công trình cấp nước tập trung hiện có; Xây dựng mới 22 công trình tập trung; Xây dựng mới 7.314 công trình giếng khoan/giếng đào (Quyết định số 2713/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2014 về phê duyệt quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020).

9.1.2. Tác động do ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm không khí hiện đang là mối quan tâm chung của xã hội toàn cầu. Nó là tác nhân hàng đầu gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người, đặc biệt đối với đường hô hấp do bị ảnh hưởng bởi bụi, hơi khí độc, khí thải (CO, SO2, NO2, chì và Ôzôn). Khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy giảm sẽ làm gia tăng các bệnh như: Hen suyễn, viêm phế quản, ung thư, suy nhược thần kinh, bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ. Các nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy ô nhiễm môi trường không khí là nguyên nhân gây nên 35,7% trường hợp viêm đường hô hấp dưới, 22% các bệnh phổi mãn tính. Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại mà WHO cảnh báo, đặc biệt là đối với môi trường ô nhiễm do giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đã được xây dựng hoàn thiện về nhà xưởng, hệ thống sản xuất và đầu tư hệ thống xử lý chất thải (phần lớn là các cơ sở sản xuất công nghiệp đóng tại KCN/CCN) đã góp phần giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư, đối tượng chịu tác động trực tiếp là công nhân lao động tại các cơ sở và chủ yếu bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm tiếng ồn và bụi.

Quá trình đô thị hóa, phát triển giao thông là một trong những nguyên nhân chính phát sinh tiếng ồn, bụi, khí thải như CO, NO2, SO2, ...tạo ra các sức ép lên môi trường không khí xung quanh và sức khỏe người dân tại một số khu vực tập trung phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông đô thị như: KKT Đông Nam, các tuyến đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 9D, chợ Quảng Trị, chợ Đông Hà, thị trấn Ái Tử, thị trấn Gio Linh, thị trấn Hồ Xá, thị trấn Cam Lộ.

Theo số liệu của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2019 tổng số người mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp dao động từ 13.714  - 14.238 người. Cho đến nay ở tỉnh Quảng Trị chưa có thống kê, nghiên cứu xác định tỷ lệ người mắc bệnh đường hô hấp ở khu vực bị ô nhiễm không khí và khu vực đối chứng (không bị ô nhiễm không khí). Vì thế, chỉ đề cập đến số người bị bệnh đường hô hấp ở tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2015 - 2019.

Bảng 9.1.2.1. Số ca, tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp giai đoạn 2015 - 2019

Số ca mắc các bệnh về đường hô hấp (người)

Tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp (%)

Tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp trong giai đoạn 2015 - 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nằm trong khoảng 2,20% - 2,32%, tương đối thấp so với mức bình quân chung cả nước và có xu hướng giảm so với giai đoạn 2010 - 2014 (3,21 % - 3,99%).

Bảng 9.1.2.2. Số ca, tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp giai đoạn 2010 - 2014

Số ca mắc các bệnh về đường hô hấp (người)

Tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp (%)

Biểu đồ 9.1.2. Số ca, tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp giai đoạn 2010 - 2019

Số người mắc bệnh không tập trung ở các vùng lân cận KCN/CCN, các tuyến đường giao thông có mật độ cao, khu vực đô thị mà rãi rác phân tán toàn Tỉnh. Như vậy, việc ô nhiễm môi trường không khí tác động đến sức khỏe cộng đồng thể hiện qua số người bị mắc bệnh đường hô hấp không rõ ràng. Tuy nhiên, cần có sự nghiên cứu để nắm bắt được mối tương quan của sự gia tăng về tỷ lệ người mắc bệnh về đường hô hấp với kết quả quan trắc khí độc và bụi trong môi trường KKXQ trên địa bàn Tỉnh có dấu hiệu tăng nhẹ ở các tuyến giao thông chính, khu vực tập trung dân cư trong giai đoạn 2020 - 2025.

9.1.3. Tác động do ô nhiễm môi trường đất

Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất như làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi. Đồng thời quá trình xói mòn, thoái hóa đất sẽ diễn ra nhanh hơn.

Sử dụng PBVC và TBVTV quá liều lượng, bị tồn lưu; ảnh hưởng của các chất độc hóa học trong chiến tranh; tích lũy các chất ô nhiễm từ công nghiệp, nông nghiệp là các nguồn chủ yếu liên quan đến ô nhiễm môi trường đất ở Quảng Trị.

Một số vùng của tỉnh Quảng Trị (Cam Tuyền, Cam Lộ; Hải Thọ, Hải Lăng; Gio Phong, Gio Linh; Vĩnh Lâm, Vĩnh Linh; …) vẫn chịu ảnh hưởng của các chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh (đặc biệt là Đioxin) còn lưu trong đất. Các chất độc hóa học/Đioxin thông qua chuỗi thức ăn (tích lũy trong nguồn nước dưới đất, thực vật, thủy sản) đi vào cơ thể con người gây ra các bệnh tim mạch, thần kinh, xương khớp, hô hấp, ung thư, dị tật. Phần lớn hộ gia đình có người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam/Đioxin có mức sống trung bình hoặc nghèo, đặc biệt là người khuyết tật ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số thì càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, những người khuyết tật thường có mặc cảm với xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật thường là người chịu thiệt thòi nhất. Đến năm 2019, theo thống kê của Hội nạn nhân chất độc da cam/Đioxin tỉnh Quảng Trị tổng số hộ bị chất độc da cam là 8.208 hộ, tổng số người nhiễm chất độc da cam là 15.485 người trong đó số người bị nhiễm còn sống là 13.023 người.

Bảng 9.1.3. Số lượng nạn nhân bị chất độc da cam/Đioxin trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin

Người bị Chất độc da cam /Đioxin còn sống

Trên địa bàn có 59 điểm ô nhiễm thuốc BVTV nghiêm trọng (07 điểm năm trong Quyết định số 1946/QĐ-TTg, 52 điểm nằm trong Quyết định số 2424/QĐ-UBND). UBND tỉnh đã phê duyệt 16 Dự án xử lý cho 59 điểm. Đến thời điểm hiện tại, nhờ sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương đã và đang xử lý được 27 điểm, còn lại 32 điểm chưa được xử lý (tỷ lệ đã xử lý đạt 45,76%). Các hoá chất còn tồn đọng chủ yếu là nhóm Lindane, DDTs, phần lớn các kho TBVTV đều xuống cấp nghiêm trọng dễ phát tán tác nhân ô nhiễm ra môi trường nước gây tích lũy sinh học và tác động lớn đến sức khoẻ của con người, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh do phơi nhiễm TBVTV như ung thư.

Các chất thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm, NTTS, sản xuất công nghiệp chưa xử lý đạt quy chuẩn cho phép thải bỏ trực tiếp ra môi trường tiếp nhận như đất vườn trong các hộ dân, các sông, kênh mương, hồ chứa nước tại các khu vực lân cận gây ô nhiễm môi trường đất, nước và phát sinh các dịch bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh còn tồn tại nhiều bãi chôn lấp “lộ thiên” tại chỗ gây ô nhiễm môi trường đất.

9.1.4. Tác động do ô nhiễm từ chất thải rắn

Đến năm 2019, có 08/10 huyện, thị, thành phố (các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Đakrông, Hướng Hóa, thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà) đã được đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh; huyện Đảo Cồn Cỏ đã được đầu tư lò đốt rác công suất 300 kg/h. Hiện nay, huyện Vĩnh Linh chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Đang trong quá trình đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách SNMT trung ương).

Tuy nhiên, do vấn đề tài chính đầu tư nên hiện nay hoạt động xử lý từ các bãi chôn lấp có nguy cơ tác động đến môi trường như sau:

- Đối với các bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại các huyện như: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh. Đây là các công trình được đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương theo quyết định số 58/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích và Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 58/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích. Với nguồn kinh phí hỗ trợ từ giai đoạn 2011 - 2014, Trung tâm Quan trắc TNMT đã tiến hành đầu tư giai đoạn 1 để xây dựng các bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh nhằm xử lý lượng rác tồn đọng gây ÔNMT nghiêm trọng trên địa bàn các huyện và xử lý lượng rác phát sinh đến năm 2019 -2020. Do đó, đến thời điểm hiện tại thì các bãi chôn lấp đã hết công suất và thời gian hoạt động nên tại các bãi chôn lấp các huyện đã chứa đầy, đây là một trong những nguy cơ gây ÔNMT nếu không được quan tâm đầu tư mở rộng trọng thời gian đến.

- Đối với bãi rác cũ của thành phố Đông Hà và huyện Hướng Hóa: Hiện nay, bãi rác đã quá tải, ngừng hoạt động nhưng chưa được xử lý hoàn tất để đóng cửa.

- Bãi rác thành phố Đông Hà (Bãi rác được đầu tư từ nguồn vốn ADB, đi vào hoạt động năm 2012): Hiện nay, hệ thống xử lý nước rỉ rác chưa được đầu tư đồng bộ nên dẫn đến nguy cơ tác động đến nguồn nước tiếp nhận, gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân.

Ngoài ra, hiện nay đối với các địa bàn xa, các xã vùng sâu, vùng xa khi cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, thiếu phương tiện, thiết bị, nhân lực, do đó việc thải bỏ, xử lý rác thải một cách tự phát và tại các khu đất trống, không đảm bảo vệ sinh hay thường xử lý bằng đốt khi bãi chứa đầy.

Tại các xã có điều kiện địa lý xa, lượng phát sinh ít, thu không bù chi mà Trung tâm/Công ty Môi trường đô thị không tiến hành thu gom thì phần lớn ở các xã sẽ hình thành một đội vệ sinh chủ động thu gom và vận chuyển đến các bãi trung chuyển hoặc các hộ dân sẽ tự thu gom, đốt tại khuôn viên gia đình hay có thể thải bỏ bừa bãi ven đường, bãi đất trống. Đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ người dân.

Hiện tại, chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của người dân sống lân cận tại các bãi chôn lấp, đặc biệt là những người làm nghề nhặt rác thải. Nhưng có thể nhận thấy rằng những người này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích, các loại hơi khí độc hại cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đối với cộng đồng làm nghề này (các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ có thể là mối đe dọa lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như AIDS khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân). Đặc biệt, chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em) đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

(Cổng TTĐT) Ngày 15/11/2024, Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập 17/11 (1984 - 2024). Đến dự có đồng chí Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Văn Phụng; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hồ Thị Thu Hằng; Bí thư Thành ủy Đông Hà Lê Quang Chiến; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam; Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Lê Thanh Hưng.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang phát biểu tại lễ kỷ niệm

Công ty Cao su Bình Trị Thiên, tiền thân của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số 87/TCCB-QĐ ngày 17/11/1984 của Tổng cục Cao su Việt Nam. Trải qua 40 năm hình thành và phát triển, từ chỗ chỉ có 3.000ha cao su trên địa bàn huyện Gio Linh đến nay tổng diện tích của Công ty quản lý là hơn 4.900ha, mở rộng ra huyện Vĩnh Linh và nước bạn Lào. Công ty góp vốn đầu tư vào 6 công ty cổ phần thuộc các lĩnh vực trồng cao su, gỗ MDF, khách sạn du lịch với tổng số vốn góp hơn 250 tỷ đồng.

Từ số vốn kinh doanh đăng ký khi thành lập lại vào năm 1993 là 7,4 tỷ đồng, đến nay tổng số vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên 433 tỷ đồng. Tổng số tiền nộp ngân sách địa phương từ năm 2001 đến nay là trên 360 tỷ đồng. Thu nhập bình quân năm 2024 của cán bộ nhân viên lao động tại Công ty ước đạt trên 10 triệu đồng/người/tháng.

Các đại biểu tham dự tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị

Với cách làm bài bản, khoa học, uy tín nên nhiều đơn vị trong ngành ở khu vực Tây Bắc, Duyên hải miền Trung đã tin tưởng đưa mủ về nhà máy của Công ty để hợp đồng gia công, chế biến, tiêu thụ. Hiện nay doanh thu mủ thu mua, gia công chế biến của Công ty chiếm trên 60% tổng doanh thu và ngày càng tăng, đóng góp quyết định đến tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sản xuất kinh doanh; năng suất vườn cây của Công ty năm 2024 ước đạt 1,5 tấn/ha, cao nhất khu vực Duyên hải miền Trung.

Trao tặng cờ thi đua của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cho Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị

Bước vào giai đoạn mới, Công ty phấn đấu đến năm 2030 sản lượng thu mua đạt trên 10.000 tấn, tổng doanh thu hoạt động thương mại, dịch vụ cao su tăng gấp 3 lần hiện nay; năng suất vườn cây của Công ty đạt trên 2 tấn/ha.

Phấn đấu đến năm 2030 có 60% diện tích vườn cây cao su của Công ty được cấp chứng chỉ phát triển rừng bền vững của quốc gia và quốc tế. Thực hiện sản xuất thân thiện với môi trường, tiếp tục đầu tư nâng cấp dây chuyền nhà máy chế biến, hệ thống xử lý nước thải, khí thải và chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối…

Trao tặng cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho Công đoàn Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị

Với những thành tích đạt được, Công ty vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Ba. Đơn vị trực thuộc là nông trường Quyết Thắng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng trao tặng cờ thi đua của UBND tỉnh cho Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang chúc mừng thành quả to lớn của các thế hệ cán bộ, công nhân lao động Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị trong 40 năm qua.

Đồng thời, đề nghị thời gian tới Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị tập trung xây dựng Đảng bộ Công ty đoàn kết, lãnh đạo xây dựng Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh, thực hiện tốt mục tiêu và tầm nhìn trong giai đoạn mới, đóng góp tích cực vào tiến trình đổi mới, xây dựng quê hương. Trong đó, tập trung lãnh đạo xây dựng đề án tái cấu trúc cây cao su phù hợp với vườn cây thế hệ thứ 2 trồng mới từ năm 2012 đến nay.

Đẩy nhanh chế biến sâu sản phẩm cao su, nâng cao hiệu quả sản xuất. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và Nhân dân trong vùng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Nỗ lực đào tạo đội ngũ người lao động để tiếp cận công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tặng bức trướng kỷ niệm cho Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bức trướng kỷ niệm cho Công đoàn Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trao kỷ niệm chương cho các cá nhân

Dịp này, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị tặng cờ thi đua cho Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị; UBND tỉnh Quảng Trị tặng bằng khen cho Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị; Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị có thành tích xuất sắc trong công tác; Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tặng bức trướng lưu niệm cho Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị, đồng thời trao kỷ niệm chương Cao su Việt Nam cho các cá nhân...

Thực hiện Kế hoạch chỉ đạo thực tập Sư phạm cuối khóa của trường CĐSP Quảng Trị, sau 7 tuần (từ 24/02/2014 đến 12/4/2014), Ban Chỉ đạo thực tập tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Thị xã Quảng Trị đã hoàn thành theo đúng Kế hoạch chỉ đạo của Ban chỉ đạo thực tập Tỉnh.

Chiều ngày 12/4/2014, Ban Chỉ đạo thực tập Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Thị xã Quảng Trị đã tổ chức Tổng kết thực tập sư phạm cuối khóa dành cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, lớp Cao đẳng Giáo dục Tiểu học K16 về thực tập tại trường.

Tham dự buổi tổng kết có cô giáo Đoàn Thị Thanh Hà – Bí thư Chi bộ – Hiệu trưởng nhà trường – Trưởng Ban chỉ đạo trường Tiểu học Trần Quốc Toản, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Ban chỉ đạo thực tập tại cơ sở; về phía địa phương có ông Nguyễn Văn Thú – Phó Chủ tịch phường 3 – Thị xã Quảng Trị; ông Lâm Đức Trọng – Hội phó Hội Phụ huynh học sinh trường Tiểu học Trần Quốc Toản. Cô giáo Lê Hồng Thanh – Chuyên viên phòng Giáo dục - Đào tạo Thị xã Quảng Trị. Về phía Trường CĐSP Quảng Trị có cô giáo Phan Thúy Lâm – Đảng ủy viên - Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học - Ủy viên BCĐTT tỉnh; cô giáo Nguyễn Thị Hiền – Tổ trưởng tổ Ngữ văn - giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học; Cô giáo Lê Kiều Nhi – Giảng viên khoa Công nghệ thông tin - Phó Ban chỉ đạo thực tập trường Tiểu học Trần Quốc Toản và 18 sinh viên trong đoàn thực tập.

Cô giáo Đoàn Thị Thanh Hà – Trưởng Ban chỉ đạo thực tập trường Tiểu học Trần Quốc Toản đã trình bày Báo cáo tổng kết thực tập sư phạm. Báo cáo đã nêu rõ mục đích, yêu cầu cũng như những thuận lợi, khó khăn và kết quả thực tập sư phạm của sinh viên đoàn thực tập. Báo cáo đã thể hiện đầy đủ quy trình việc thực hiện kế hoạch chỉ đạo thực tập cũng như việc đánh giá kết quả thực tập của Ban chỉ đạo trường: Hầu hết Sinh viên có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nghiêm túc thực hiện mọi nội quy, quy chế của trường, quy định của Ban chỉ đạo thực tập đề ra, nhiệt tình, năng động và có nhiều sáng tạo trong giảng dạy cũng như trong công tác chủ nhiệm lớp. Với kết quả xếp loại toàn diện 72,22% giỏi và xuất sắc, cho thấy sự nỗ lực cố gắng rất lớn của các em khi bước đầu thực hành nghề của mình. Ban chỉ đạo thực tập trường đã đề nghị trường CĐSP Quảng Trị và khoa Giáo dục Tiểu học biểu dương khen thưởng một số sinh viên có kết quả xuất sắc trong đợt thực tập. Đó là các sinh viên: Võ Đức Anh; Lê Thị Thu Sương; Nguyễn Phan Lê; Hoàng Thị Thu Thanh.

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo thực tập cũng đã chỉ ra một số hạn chế của các em trong quá trình học nghề như: xác định trọng tâm bài còn chậm, kiến thức truyền thụ chưa sâu sát với các đối tượng học sinh, vận dụng phương pháp dạy học còn lúng túng, còn nói nhiều. Kỹ năng đặt câu hỏi và chốt kiến thức sau mỗi hoạt động chưa rõ. Khả năng bao quát và sửa sai cho học sinh trong tiết dạy còn hạn chế. Một số tiết dạy thời gian chưa đảm bảo. Một số sinh viên còn khó khăn trong công tác lập kế hoạch chủ nhiệm, còn hạn chế trong phương pháp giáo dục học sinh cá biệt.

Thu hoạch lớn nhất của đợt thực tập này là sinh viên thêm yêu nghề, mến trẻ, bước đầu biết vận dụng kiến thức, kĩ năng vào 1 tiết dạy cụ thể cũng như trong công tác giáo dục chủ nhiệm học sinh. Trong buổi tổng kết, giảng viên trưởng đoàn và các em sinh viên cũng trao đổi, thảo luận những vấn đề còn tồn tại trong đợt thực tập. Buổi tổng kết thực tập sư phạm đã giúp sinh viên có thêm những kinh nghiệm quí báu trong hành trang vào nghề của một giáo viên ngay sau khi ra trường.

Thay mặt Ban chỉ đạo thực tập trường CĐSP Quảng Trị, cô giáo Phan Thúy Lâm, Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học đã phát biểu cám ơn sự hợp tác giúp đỡ của Phòng GD-ĐT Thị xã Quảng Trị; của Chính quyền địa phương; của Hội phụ huynh và Ban chỉ đạo thực tập trường Tiểu học Trần Quốc Toản đối với Đoàn thực tập – đối với trường CĐSP Quảng Trị để có được kết quả tốt đẹp này; cũng như mong muốn một sự hợp tác dài lâu trong sự nghiệp đào tạo nghề cho thế hệ trẻ nước nhà.

THÀNH ỦY ĐÔNG HÀ - Địa chỉ: 02 Lê Quý Đôn - TP Đông Hà - Điện thoại:  0233.3857451

HĐND&UBND THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ - Địa chỉ: 01 Huyền Trân Công Chúa - TP Đông Hà - Điện thoại: (053) 3859681 - Fax: 0233 3857597 - Email: [email protected] - Website: http://dongha.quangtri.gov.vn/

error: Bản quyền bởi Băng Tải Thành Công !!