Theo cáo trạng, Công ty CP Thương mại và Đầu tư Đức Anh (gọi tắt là Công ty Đức Anh) do bà Đinh Thị Hải Yến giữ chức Chủ tịch HĐQT. Công ty này là chủ đầu tư dự án đảo Núi Cuống tại địa bàn xã Đại Bình, H.Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Theo cáo trạng, Công ty CP Thương mại và Đầu tư Đức Anh (gọi tắt là Công ty Đức Anh) do bà Đinh Thị Hải Yến giữ chức Chủ tịch HĐQT. Công ty này là chủ đầu tư dự án đảo Núi Cuống tại địa bàn xã Đại Bình, H.Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Quá thời hạn ghi trên hợp đồng nhưng vẫn chưa thấy phía Tân Hoàng Minh thanh toán tiền chuyển nhượng cổ phần, cổ đông Công ty Đức Anh đã có công văn đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy việc ủy quyền với ông Tá do không thực hiện đúng cam kết.
Giữa tháng 3.2019, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng làm việc với bà Đinh Thị Hải Yến để đề nghị gia hạn thời hạn thanh toán. Lúc này, ông Dũng mới biết Công ty Đức Anh và dự án đảo Núi Cuống là của bà Yến. Hai bên cũng "té ngửa" khi biết ông Tá nhận đặt cọc 80 tỉ đồng của Tân Hoàng Minh nhưng không thông báo, không chuyển số tiền này cho cổ đông Công ty Đức Anh.
Đáng chú ý, cáo trạng cho hay, ông Dũng chỉ đạo nhân viên soạn thảo công văn gửi Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh, đề nghị lập quy hoạch chi tiết xây dựng dự án du lịch biển đảo và du lịch sinh thái. UBND tỉnh Quảng Ninh sau đó có văn bản thông báo "không xem xét chấp thuận" do địa điểm nằm trong ranh giới của dự án đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp tại đảo Núi Cuống đang hoạt động và "chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất".
Ông Dũng sau đó yêu cầu ông Tá phải hoàn trả số tiền đã nhận đặt cọc. Ông Tá trả thành nhiều lần, được tổng cộng 33 tỉ đồng, còn chiếm giữ 47 tỉ đồng.
Dù trả lại một phần tiền đã nhận, nhưng ông Tá vẫn khẳng định dự án đảo Núi Cuống là của mình, "được các bác cho", nếu không thì "tỉnh đã thu hồi rồi". Bà Yến chỉ là người giúp việc.
Ông Dũng thông báo đã nhận được văn bản của tỉnh Quảng Ninh, ông Tá cam kết trong vòng một tháng sẽ cho tỉnh Quảng Ninh làm lại văn bản đồng ý cho thực hiện dự án. Tuy nhiên, ông Dũng không đồng ý, đề nghị trả lại tiền. Cuộc nói chuyện được ông Dũng ghi âm, giao nộp cho cơ quan tố tụng.
Quá trình điều tra, ông Tá không thừa nhận hành vi, thường xuyên thay đổi lời khai. Cựu vụ trưởng cho rằng Công ty Đức Anh và Tân Hoàng Minh ký hợp đồng thế nào không rõ, mình chỉ giới thiệu để hai bên tự thỏa thuận.
Về số tiền 80 tỉ đồng, ông Tá nói đây là ông Đỗ Anh Dũng "thưởng" cho mình vì giúp mua được 100% cổ phần của Công ty Đức Anh. Song, những lời khai này đều không có tài liệu, chứng cứ chứng minh.
Cáo trạng xác định, để có tiền chi phí cho kinh doanh cũng như trả nợ, ông Dũng chỉ đạo con trai Đỗ Hoàng Việt tìm phương án, cách thức huy động vốn. Qua bàn bạc, cả hai thống nhất sẽ phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, loại hình không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo, để huy động tiền từ người mua.
Đáng chú ý, Tập đoàn Tân Hoàng Minh không "ra mặt". Việc phát hành trái phiếu sẽ do 3 công ty Ngôi Sao Việt, Soleil và Cung Điện Mùa Đông (đều do ông Dũng thành lập hoặc mua lại cổ phần, vốn góp) thực hiện.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của cả 3 công ty Ngôi Sao Việt, Soleil và Cung Điện Mùa Đông đều không đủ điều kiện phát hành trái phiếu. Qua trao đổi với ông Đỗ Anh Dũng, ông Đỗ Hoàng Việt chỉ đạo nhân viên chỉnh sửa báo cáo tài chính của 3 công ty theo hướng không đúng thực tế, làm sao để lọt qua "vòng gửi xe".
Tiếp đó, nhân viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh sẽ phối hợp với các công ty kiểm toán để hợp thức hóa các báo cáo tài chính lập khống nêu trên. Các đơn vị kiểm toán được "chọn mặt gửi vàng" là Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Nam Việt (gọi tắt là Công ty Kiểm toán Nam Việt) - Chi nhánh phía bắc và Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội.
Quá trình kiểm toán, các cá nhân tại 2 công ty kiểm toán đã không thực hiện đúng nhiệm vụ, hợp thức báo cáo kiểm toán, qua đó giúp phía Tân Hoàng Minh đủ điều kiện phát hành 9 gói trái phiếu.
Lực lượng chức năng thực hiện khám xét tại thời điểm vụ án Tân Hoàng Minh bị khởi tố
Xem nhanh 20h ngày 23.11: Chiêu trò qua mặt kiểm toán của Tân Hoàng Minh | Ngọc Trinh tái xuất hiện trên mạng xã hội
Tại Công ty Kiểm toán Nam Việt - Chi nhánh phía bắc, công ty này ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 của Công ty Ngôi Sao Việt và Công ty Soleil.
Do có thỏa thuận từ trước, công ty kiểm toán đã thực hiện không đúng các quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Nhiều khoản mục chính chưa thực hiện kiểm tra hoặc thiếu bằng chứng kiểm toán nhưng công ty vẫn phát hành báo cáo kiểm toán độc lập với ý kiến chấp nhận toàn phần báo cáo tài chính của Công ty Soleil và Công ty Ngôi Sao Việt.
Kết quả xác minh từ Bộ Tài chính cho thấy, kiểm toán viên Công ty Kiểm toán Nam Việt vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính năm 2020 cho 2 công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Sai phạm tương tự xảy ra tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội. Công ty này ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm 2020 và năm 2021 của Công ty Cung Điện Mùa Đông.
Quá trình thực hiện, nhân viên công ty kiểm toán ký giả chữ ký của lãnh đạo và kiểm toán viên để phát hành báo cáo kiểm toán độc lập cho Công ty Cung Điện Mùa Đông. Các báo cáo kiểm toán đều được hợp thức hóa để giúp Tập đoàn Tân Hoàng Minh tạo lập điều kiện gian dối trong phát hành trái phiếu.
Nhờ sự tiếp tay từ 2 công ty kiểm toán, nhóm công ty Ngôi Sao Việt, Soleil và Cung Điện Mùa Đông đạt điều kiện "có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện", từ đó phát hành hồ sơ chào bán trái phiếu.
Ông Đỗ Anh Dũng (trái) cùng một số bị can trong vụ án
4 sếp công ty kiểm toán liên đới
Với những chiêu trò trên, 3 công ty dưới trướng ông Đỗ Anh Dũng phát hành 9 gói trái phiếu riêng lẻ với tổng trị giá 10.030 tỉ đồng.
Tiếp đó, Tập đoàn Tân Hoàng Minh ký hợp đồng mua các lô trái phiếu, chạy dòng tiền khống để thanh toán, tạo lập giá trị ảo của trái phiếu, hợp thức trái chủ sang cho tập đoàn. Mục đích của việc này nhằm lấy uy tín, thương hiệu của Tân Hoàng Minh để bán trái phiếu, huy động và chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư thứ cấp.
Tập đoàn Tân Hoàng Minh sau đó huy động được tổng số tiền gần 14.000 tỉ đồng của người mua trái phiếu. Toàn bộ số tiền thu được, ông Đỗ Anh Dũng chỉ đạo sử dụng không đúng với mục đích, phương án phát hành, từ đó chiếm đoạt hơn 8.600 tỉ đồng.
Vụ án có 15 bị can cùng bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài dàn lãnh đạo Tập đoàn Tân Hoàng Minh còn có 4 bị can là cựu giám đốc, tổng giám đốc và phó tổng giám đốc của 2 công ty kiểm toán.
Thông tin này có thể không còn chính xác
123 Bạch Đằng, P. 2, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh (TPHCM)
Theo cáo trạng khoảng cuối năm 2018, Công ty Cổ phần Thương mại và đầu tư Đức Anh (Công ty Đức Anh) muốn bán Dự án Đảo Núi Cuống thuộc địa bàn xã Đại Bình, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Công ty Đức Anh nhờ Nguyễn Sỹ Tá tìm đối tác mua Dự án và có lập giấy ủy quyền với nội dung cho phép Nguyễn Sỹ Tá "thay mặt công ty giao dịch với đối tác… Khi đối tác đồng ý mua thì thông báo cho Hội đồng quản trị để các thành viên ký hợp đồng sang nhượng, bán toàn bộ cổ phần cho đối tác".
Do có quen biết với ông Đỗ Anh Dũng, Nguyễn Sỹ Tá mang theo một quyển quy hoạch địa điểm Đảo Núi Cuống đến gặp ông Dũng, giới thiệu rằng địa điểm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quy hoạch phát triển du lịch, đô thị sinh thái, nhà ở, khách sạn.
Nguyễn Sỹ Tá còn nói rằng, Dự án và Công ty Đức Anh là của mình, vì trước đây Tá làm Giám đốc nhà khách Chính phủ ở 37 Hùng Vương, phục vụ các “bác” nên được cho dự án. Do Tá là cán bộ nhà nước không đứng tên được, nên mới nhờ giúp việc và lái xe đứng tên hộ.
Tin tưởng Tá, ông Đỗ Anh Dũng đồng ý mua và thống nhất giá chuyển nhượng 100% cổ phần Công ty Đức Anh là 400 tỷ đồng. Hai bên thống nhất đặt cọc trước 80 tỷ đồng và Tá đề nghị giữ bí mật chuyện này để Tá đi cảm ơn các “bác”, và cũng để thuận lợi hơn cho việc xin thêm diện tích xây dựng sau này. Số tiền còn lại 320 tỷ đồng sẽ ghi trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần Công ty Đức Anh.
Ngày 10/1/2019, các cổ đông Công ty Đức Anh đến ký hợp đồng chuyển nhượng. Sau khi các cổ đông ra về, Tá đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh để nhận số tiền đặt cọc. Khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, cổ đông Công ty Đức Anh không nhận được tiền chuyển nhượng. Ngày 15/2/2019, cổ đông Công ty Đức Anh có công văn đơn phương chấm dứt hợp đồng và Quyết định ủy quyền đối với Nguyễn Sỹ Tá, do không thực hiện đúng cam kết.
Cũng trong thời gian này, ông Đỗ Anh Dũng tìm hiểu và biết dự án Đảo Núi Cuống không được phê duyệt quy hoạch xây dựng du lịch, dịch vụ như lời Tá nói.
Sau đó, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh làm việc với các cổ đông của Công ty Đức Anh và được biết, dự án Núi Cuống không thuộc sở hữu của Nguyễn Sỹ Tá. Cùng với đó, bị can Tá cũng không chuyển 80 tỷ đồng của Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh đặt cọc cho Công ty Đức Anh. Do vậy, phía Tân Hoàng Minh đã lập hợp đồng mới để đặt cọc và mua cổ phần với các cổ đông thật sự của Công ty Đức Anh. Đồng thời, ông Dũng yêu cầu Nguyễn Sỹ Tá phải hoàn trả 80 tỷ đồng đã nhận. Tuy nhiên, bị can Tá mới trả lại cho ông Đỗ Anh Dũng 33 tỷ đồng, còn chiếm giữ 47 tỷ đồng.
Đối với hợp đồng mua bán mới dự án Núi Cuống giữa Công ty Đức Anh với Tân Hoàng Minh, sau một thời gian cũng bị hủy. Cơ quan tố tụng xác định, ông Đỗ Anh Dũng là bị hại và có đơn đề nghị cơ quan tố tụng buộc Nguyễn Sỹ Tá phải hoàn trả nốt 47 tỷ đồng còn lại.
Quá trình điều tra, Nguyễn Sỹ Tá không thừa nhận hành vi phạm tội và liên tục thay đổi lời khai. Bị cáo khai 80 tỷ đồng là do ông Dũng hứa thưởng cho Tá nếu giúp ông Dũng mua nhanh được Dự án. Do tin lời ông Dũng nói nên Tá ký giấy tờ nhận 80 tỷ đồng mà không đọc nội dung thỏa thuận, không biết đây là tiền cọc.
Công ty Tân Hoàng Minh, vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng, do ông Đỗ Anh Dũng làm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc, nắm 51,45% cổ phần; con trai ông, Đỗ Hoàng Việt, là Phó tổng giám đốc.
Ông Dũng lập thêm 45 công ty khác, trên lý thuyết tồn tại độc lập, hạch toán riêng nhưng thực chất đều chịu chi phối của ông. Trong đó 3 bị can Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Hồng Sơn và Nguyễn Khoa Đức, lần lượt đứng đầu các công ty Ngôi Sao Việt, Soleil và Cung điện Mùa Đông. Ba công ty có nhiệm vụ: phát hành trái phiếu, ký hợp đồng giả cách bán lại cho Tân Hoàng Minh, chạy dòng tiền khống..., tạo giá ảo cho trái phiếu trong vụ án.
Các bị can còn lại là kế toán trưởng, lãnh đạo Trung tâm Tài chính kế toán, Ban ngân sách... được giao làm báo cáo tài chính đủ "đẹp" để Tân Hoàng Minh được phát hành trái phiếu, chỉ đạo cách thức quay vòng dòng tiền tạo giá ảo.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh (trên cùng bên trái) cùng nhóm bị truy tố trong vụ án
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng đã bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cùng tội danh, viện kiểm sát truy tố Đỗ Hoàng Việt (Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh), Nguyễn Mạnh Hùng (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt), Trần Hồng Sơn (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil), Nguyễn Khoa Đức (Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty CP Cung điện Mùa Đông), Lê Văn Thịnh (Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh) và Phùng Thế Tính (cựu Giám đốc tài chính kế toán của Tân Hoàng Minh)…
Theo cáo trạng, từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, ông Dũng và một số người tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên gồm Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty CP Cung điện Mùa Đông và các công ty liên quan để phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng.
Tân Hoàng Minh thông đồng với các bị can làm việc tại Công ty Kiểm toán Nam Việt Chi nhánh Phía Bắc và Công ty CPA Hà Nội để kiểm toán, đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trái chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Theo cơ quan điều tra, đây là hành vi hợp thức cho các công ty có đủ điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định.
Ông Dũng chỉ đạo ký các hợp đồng "giả cách" chuyển nhượng trái phiếu, chạy dòng tiền "khống" thể hiện việc thanh toán tiền từ Công ty Tân Hoàng Minh sang công ty phát hành.
Việc này bị cơ quan điều tra cho rằng nhằm "huy động tiền của các nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh, theo hồ sơ phát hành trái phiếu". Từ đây, các bị can chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng.
Kết quả điều tra xác định có hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng và bị Tân Hoàng Minh chiếm đoạt.
Trong giai đoạn điều tra, ông Dũng đã nộp lại toàn bộ số tiền bị cáo buộc chiếm đoạt.
Sau nhiều ngày nghị án phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng và 14 bị cáo đồng phạm trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 8.600 tỷ đồng, chiều muộn 27/3, HĐXX TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với các bị cáo.
HĐXX tuyên phạt bị cáo Đỗ Anh Dũng 8 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cùng tội danh, bị cáo Đỗ Hoàng Việt (con ruột bị cáo Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) bị tuyên phạt 3 năm tù.
HĐXX khẳng định, bị cáo Đỗ Anh Dũng có vai trò chủ mưu, chỉ đạo xuyên suốt từ những hành vi đầu tiên đến hành vi sử dụng số tiền chiếm đoạt được của các nhà đầu tư nên cần áp dụng hình phạt cao nhất. Bị cáo Đỗ Hoàng Việt thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên cũng là cha ruột nên có vai trò giúp sức tích cực. Tuy nhiên, bị cáo Việt tích cực khai nhận hành vi phạm tội và hoàn toàn làm theo chỉ đạo của bị cáo Dũng nên cần áp dụng hình phạt thấp hơn.
Tập đoàn Tân Hoàng Minh là công ty gia đình, 9 cán bộ của Tập đoàn thực chất chỉ là người làm công ăn lương, không có quyền hành, chỉ làm theo chỉ đạo của bị cáo Đỗ Anh Dũng và cũng không được hưởng lợi nên được xét là những đồng phạm giúp sức, có vai trò sau bị cáo Đỗ Hoàng Việt.
Những khó khăn về tài chính của Tập đoàn Tân Hoàng Minh thể hiện từ đầu năm 2022, khi bị cáo Đỗ Anh Dũng chỉ đạo bị cáo Đỗ Hoàng Việt tìm cách huy động vốn. Việt đề xuất và được cha chấp thuận phương án phát hành trái phiếu thông qua các công ty thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Các báo cáo tài chính được bị cáo Đỗ Hoàng Việt chỉ đạo cấp dưới chỉnh sửa để các công ty đủ điều kiện phát hành, sau đó ký các hợp đồng thực hiện dự án hợp tác không có thật để lấy lòng tin của nhà đầu tư.
Từ đó, hơn 90 triệu trái phiếu trị giá hơn 10.000 tỷ đồng được được bán lại cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh bằng cách “chạy dòng tiền khống”, để Tập đoàn sau đó chia nhỏ kỳ hạn, bán lại cho nhân dân thu 14.000 tỷ đồng.
Trong số tiền này, hơn 5.000 tỷ đồng được Tập đoàn Tân Hoàng Minh dùng để lấy người mua sau trả cho người mua trước. Do đó, số tiền các bị cáo chiếm đoạt được tòa xác định là hơn 8.600 tỷ đồng và đã được khắc phục toàn bộ trước khi phiên tòa diễn ra.
Quá trình xét xử công khai tại phiên tòa, bị cáo Đỗ Anh Dũng cùng 14 bị cáo đồng phạm đều thành khẩn nhận tội nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ hình phạt.
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX nhận thấy, theo quy định thì các bị cáo trong vụ án đều phải liên đới bồi thường thiệt hại, nhưng thực tế số tiền thu được đều đưa về Tập đoàn Tân Hoàng Minh, do bị cáo Đỗ Anh Dũng chỉ đạo sử dụng nên các bị cáo khác không liên quan.
Do vậy, HĐXX tuyên buộc Đỗ Anh Dũng phải bồi thường toàn bộ hơn 8.600 tỷ đồng cho 6.630 bị hại. Số tiền 900 triệu đồng, các bị cáo khác đã nộp là tình tiết giảm nhẹ cho họ nên HĐXX tuyên tịch thu xung công quỹ Nhà nước.
Tại phiên tòa, một số bị hại yêu cầu bị cáo Đỗ Anh Dũng phải trả tiền lãi hoặc chi phí khác. Bị cáo Đỗ Anh Dũng cũng đồng ý trả tiền lãi cho người mua trái phiếu trước thời điểm bị cáo bị khởi tố.
Về vấn đề này, HĐXX xác định, đây là vụ án hình sự nên HĐXX không có căn cứ xem xét việc tính lãi hoặc thiệt hại khác không liên quan. Bị cáo Đỗ Anh Dũng nói sẽ trả lãi cho người mua trái phiếu Tân Hoàng Minh là việc tự nguyện của bị cáo, không thuộc thẩm quyền giải quyết trong vụ án này, nếu bị hại có yêu cầu sẽ được giải quyết trong vụ án khác.
Mức án đối với 13 bị cáo khác về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”:
Lê Văn Thịnh (Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) 24 tháng tù.
Hoàng Quyết Chiến (Quyền Phó Giám đốc Trung tâm Tài chính - Kế toán, kiêm Giám đốc Ban Tài chính - Kế toán Tập đoàn Tân Hoàng Minh) 30 tháng tù.
Lê Thị Mai (Phó Giám đốc Ban Nguồn vốn Tập đoàn Tân Hoàng Minh) 30 tháng tù cho hưởng án treo.
Vũ Lê Vân Anh (Phó Giám đốc Ban Nguồn vốn Tập đoàn Tân Hoàng Minh) 30 tháng tù treo.
Nguyễn Văn Khẩn (Phó Trưởng phòng Ngân sách Trung tâm Tài chính - Kế toán Tập đoàn Tân Hoàng Minh) 30 tháng tù cho hưởng án treo.
Trần Hồng Sơn (Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) 24 tháng tù.
Nguyễn Khoa Đức (Trợ lý Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Giám đốc Công ty Cung điện Mùa Đông) 24 tháng tù.
Phùng Thế Tính (Giám đốc Trung tâm Tài chính - Kế toán, kiêm Giám đốc Ban Tài chính - Kế toán Tập đoàn Tân Hoàng Minh) 30 tháng tù.
Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Ngôi Sao Việt) 24 tháng tù.
Bùi Thị Ngọc Lân (Giám đốc Công ty Kiểm toán và Kế toán Nam Việt Chi nhánh phía Bắc) 24 tháng tù.
Lê Văn Dò (Tổng Giám đốc Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội) 24 tháng tù cho hưởng án treo.
Phan Anh Hùng (nguyên Phó Giám đốc Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội, Chi nhánh Sài Gòn) 18 tháng tù cho hưởng án treo.
Nguyễn Thị Hải (Phó Tổng Giám đốc Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội) 19 tháng tù cho hưởng án treo.
Trong quá khứ hay hiện tại, Tập đoàn Tân Hoàng Minh của Chủ tịch Đỗ Anh Dũng luôn khiến dư luận nhiều phen "ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa" trước hàng loạt động thái của mình.
Ngày 10/12/2021, TP. HCM đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 4 lô đất thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Trong số các lô đất được mang ra đấu giá có lô đất 3-12 thuộc Khu chức năng số 3 (nằm trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm) có diện tích lớn nhất là 10.059,7 m2.Sau 70 lần trả giá của các đơn vị tham gia phiên đấu giá, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt - Công ty con của Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã trúng đấu giá lô đất với giá 24.500 tỷ đồng. Doanh nghiệp này sau đó đã đặt cọc 588,4 tỷ đồng. 7 ngày sau đó, Tân Hoàng Minh đã ký hợp đồng mua bán với các cơ quan chức năng TP. HCM.Đáng nói, kết quả trúng đấu giá đất nêu trên là chưa từng có trong lịch sử đấu giá đất tại Việt Nam - vượt xa cả giá đất những khu vực đắt đỏ bậc nhất thế giới.Sau khi “thâu tóm” quyền sở hữu lô đất 3-12, ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tân Hoàng Minh từng chia sẻ, Tân Hoàng Minh sẽ xây một tòa nhà có tên D' Billionaire - Tòa nhà tỷ phú dành cho giới nhà giàu và siêu giàu với mức giá hàng triệu USD/căn hộ.Thế nhưng, khi “cú sốc” hậu đấu giá trong dư luận còn chưa kịp lắng xuống thì đến ngày 10/1/2022, ông Đỗ Anh Dũng bất ngờ viết “tâm thư” gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quý lãnh đạo cao cấp ở Trung ương và TP. HCM xin tự nguyện đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản ô đất 3-12.Ông Dũng chia sẻ, đây thực sự là mức giá cao bất ngờ mà ngay bản thân ông trước khi tham gia đấu giá cũng không bao giờ nghĩ đến.Theo lãnh đạo Tập đoàn Tân Hoàng Minh, việc trúng đấu giá với kết quả trên sẽ dẫn đến sự xáo trộn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nói riêng và kinh tế nói chung.“Chúng tôi xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá tài sản lô đất 3-12 thuộc Khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, điều này đã được nêu trong quy định đấu giá và hợp đồng đã được ký kết ba bên giữa tôi với Trung tâm phát triển quỹ đất TP. HCM và Trung tâm đấu giá của TP. HCM và chấp nhận chịu mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng này theo quy định của pháp luật về việc đấu giá tài sản công”, ông Dũng viết trong tâm thư.Như vậy, Tân Hoàng Minh đã chính thức xác nhận “rút” khỏi lô đất 24.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm dù trước đó, ngày 17/12/2021 (tức sau 1 tuần làm việc kể từ ngày đấu giá thành công ngày 10/12), 4 doanh nghiệp trúng đấu giá các lô đất thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã hoàn tất việc ký hợp đồng mua bán với các cơ quan chức năng của TP. HCM.
Nhìn lại lịch sử của tập đoàn này, trước đó vào năm 2016, Tân Hoàng Minh cũng từng đấu giá thành công đôi choé Tứ Linh giá 6 tỷ đồng trước khi bất ngờ từ chối mua.Trong phiên đấu giá ngày 28/5/2016, cặp choé được đề xuất giá khởi điểm là 900 triệu (sản phẩm giá đấu cao nhất). Cuộc đấu giá sau khi trải qua 29 lần “nâng lên” không “đặt xuống” giữa hai đại gia bất động sản của Việt Nam là ông Đỗ Anh Dũng và ông Đỗ Quý Hải, cuối cùng người thắng cuộc là Chủ tịch Tân Hoàng Minh với mức giá chốt là 6 tỷ 50 triệu đồng.Tuy nhiên, đến ngày 6/6/2016, ông Vũ Mạnh Hùng - người đại diện trả giá thay ông Đỗ Anh Dũng đã phản hồi với Lạc Việt - bên đấu giá về việc từ chối mua tài sản nói trên.Đại diện Tân Hoàng Minh cho biết, ông Đỗ Anh Dũng chỉ ủy quyền cho ông Hùng đi đấu giá với giới hạn tối đa 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, có thể trong quá trình đấu giá, ông Hùng do "hưng phấn" nên đã trả giá cao hơn so với mức đã được giao.Kết quả, ông Dũng chỉ bị xử lý theo quy định là không được hoàn trả số tiền đã đặt cọc 50 triệu đồng và tài sản Cặp choé Tứ Linh sẽ được bán cho người trả giá liền kề.Trước đó nữa, hồi tháng 6/2015, Tập đoàn Tân Hoàng Minh tham gia đấu giá khu đất vàng diện tích 3.000 m2 tại số 23 Lê Duẩn, quận 1, TP. HCM và trúng với giá đấu cao nhất 1.430 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó, doanh nghiệp này đã gửi đơn đề nghị hủy kết quả đấu giá lên chính quyền TP. HCM với lý do phương án đấu giá có sai phạm về bước giá.Vụ việc dùng dằng một thời gian thì đến tháng 6/2016, Tân Hoàng Minh lại đổi ý và đề nghị được tiếp tục mua lô đất trên.Tuy nhiên, do quá thời gian quy định nên ngoài số tiền trúng đấu giá, tập đoàn này phải nộp thêm hơn 260 tỷ đồng tiền phạt trễ hạn để được mua lô đất.
Cách đây hơn chục năm, khu “đất kim cương” 22 - 24 Hàng Bài, đối diện Tràng Tiền Plaza với diện tích 4.000 m2 từng được Tân Hoàng Minh đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, dự kiến phát triển thành tòa nhà 9 tầng cao, 5 tầng hầm bao gồm tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp, căn hộ hạng sang. Các căn hộ ở đây sở hữu sổ đỏ vĩnh viễn, giá bán dao động từ 7 - 35 tỷ đồng.Khu đất dự án này có giá đền bù thuộc hàng cao nhất Hà Nội, một số vị trí lên tới 1 tỷ đồng/m2 - mức giá kỷ lục thời điểm đó.Được giao đất từ năm 2011 nhưng cho rằng với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt thì dự án không đảm bảo hiệu quả kinh tế dẫn đến thua lỗ, chủ đầu tư đã nhiều lần xin thay đổi quy hoạch từ trung tâm thương mại và nhà ở tái định cư sang trung tâm thương mại, khách sạn. Sau đó, dự án lại được chuyển thành mục đích trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở.Tập đoàn Tân Hoàng Minh dành 7 năm để có thể nhận được giấy phép quy hoạch cho dự án song cuối cùng lại sang tay cho Masterise Homes để triển khai dự án bất động sản “hàng hiệu”.
Nói về sức khỏe của tập đoàn này, theo báo cáo của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 12/2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận tổng cộng 80 đợt phát hành riêng lẻ trong nước với tổng giá trị huy động 65.757 tỷ đồng.Đáng chú ý, nhóm ngân hàng và bất động sản vẫn là 2 nhóm ngành có khối lượng trái phiếu lớn nhất với giá trị lần lượt đạt 46.926 tỷ đồng và 9.538 tỷ đồng, chiếm 71,4% và 14,5% tổng giá trị phát hành của tháng.Với riêng ngành bất động sản, phần lớn nguồn vốn huy động được đến từ nhóm có liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh với giá trị 9.420 tỷ đồng trong đó doanh nghiệp có giá trị phát hành lớn nhất là CTCP Đầu Tư Sun Valley với giá trị 3.560 tỷ đồng, trái phiếu có kỳ hạn 4 năm.Theo tìm hiểu của phóng viên, công ty này được thành lập năm 2018 với vốn điều lệ hiện đạt 650 tỷ đồng.Xếp sau về giá trị huy động là CTCP Bách Hưng Vương với 2.980 tỷ đồng, trái phiếu được phát hành riêng lẻ theo kỳ hạn 1 năm. Công ty này được thành lập năm 2018 với vốn điều lệ hiện là 536 tỷ đồng.Một doanh nghiệp khác là CTCP Wealth Power cũng phát hành thành công 2.880 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 12 tháng. Công ty này được thành lập năm 2017 và hiện có vốn điều lệ 530 tỷ đồng.
Theo VMBA, đây là những công ty đều có mối liên hệ mật thiết với Tập đoàn Tân Hoàng Minh.Hơn nữa, báo cáo phát hành trái phiếu riêng lẻ của 3 đơn vị trên đều khá "kiệm lời" khi không cung cấp các thông tin cơ bản của đợt phát hành trái phiếu như lãi suất, mục đích huy động, trái chủ, các đơn vị tham gia thu xếp, tài sản đảm bảo,...Không chỉ đẩy mạnh việc huy động vốn trong tháng 12/2021, trước đó nhóm Tân Hoàng Minh cũng đã đẩy mạnh huy động vốn bằng trái phiếu với tổng giá trị 4.900 tỷ đồng.Cụ thể, CTCP Cung Điện Mùa Đông cũng đã huy động thành công tổng cộng 450 tỷ đồng thông qua 2 lô trái phiếu. Đây là các trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, lãi suất cố định 11,5%/năm.Tương tự, CTCP Đầu tư & Dịch vụ Khách sạn Soleil huy động thành công lô trái phiếu 500 tỷ đồng vào đầu tháng 11, lô trái phiếu 450 tỷ đồng (tháng 8) và 800 tỷ đồng (tháng 7). Tổng giá trị vay từ đơn vị này lên đến 1.750 tỷ đồng với lãi suất dao động 11,5 - 11,75%/năm.Một đơn vị khác là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt cũng huy động thành công các lô trái phiếu với tổng giá trị lên đến 2.700 tỷ đồng với lãi suất 11,5 - 12%/năm.Việc cấp tập huy động vốn bằng trái phiếu của Tân Hoàng Minh diễn ra ngay sau vụ đấu giá đất kỷ lục hơn 2,4 tỷ đồng/m2 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tổng giá trị mà tập đoàn này cần thanh toán lên đến 24.500 tỷ đồng và giới đầu tư quan tâm nhiều đến kế hoạch tìm nguồn vốn để nộp.Như vậy, trong khoảng thời gian tháng 7/12/2021, Tân Hoàng Minh đã có thể thu hút về 14.320 tỷ đồng chỉ riêng từ kênh trái phiếu, tương đương khoảng 58% số tiền cần nộp. Đây là con số chưa kể đến các kênh khác như vốn tự có, vốn vay ngân hàng,...Theo cập nhật đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã gửi văn bản yêu cầu một số ngân hàng rà soát và báo cáo hoạt động cho vay, bảo lãnh dự thầu đối với các khách hàng tham gia, trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. HCM.Một số ngân hàng lớn như Vietcombank và SHB chính thức lên tiếng về việc không cấp tín dụng cho các cá nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động đấu giá đất Thủ Thiêm.Mặc dù huy động vốn qua kênh trái phiếu với con số khủng như vậy nhưng Tân Hoàng Minh đã bất ngờ “quay xe” khi tuyên bố bỏ cọc và xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán với lô đất tại Thủ Thiêm. Động thái này đã làm “dậy sóng” trong xã hội và làm dấy lên nhiều lo ngại.
Ngày 10/2/2022, thị trường xuất hiện thông tin "Công ty Chứng khoán Tân Hoàng Minh" với chi nhánh TP. HCM chính thức hoạt động từ ngày 10/2/2022.Trước đó, vào cuối năm 2021, Tập đoàn Tân Hoàng Minh được giới đầu tư đặt dấu hỏi khi có nhiều liên quan đến việc thay máu cổ đông, ban điều hành tại CTCP Chứng khoán Sen Vàng (GLS).Chứng khoán Sen Vàng được thành lập từ ngày 21/12/2007 với CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC) nắm quyền chi phối khi sở hữu 5,74 triệu cổ phiếu GLS, tương đương tỷ lệ sở hữu 42,53%. Ngoài ra, ông Lê Viết Hòa và Lê Viết Hiếu, hai con trai của Chủ tịch Hoà Bình cũng sở hữu 22,49% và 9,29% vốn cổ phần tại đây.Ngày 26/11/2021, Hòa Bình đã chuyển nhượng toàn bộ vốn cho các cá nhân là Nguyễn Khoa Đức (10,18%), Phùng Thị Cẩm Nhung (10,18%), Cao Tấn Thành (10,18%) và Chu Tuấn An (11,97%). Ông Lê Viết Hòa cũng chuyển nhượng 3,04 triệu cổ phiếu GLS cho 3 cổ đông là Nguyễn Anh Dũng (10,18%), Vũ Đình Hưng (5%) và Lê Thị Mơ (7,31%). Trong khi đó, ông Lê Viết Hiếu bán toàn bộ 1,3 triệu cổ phiếu GLS cho bà Trần Phương (9,29%).Ngay trước khi thương vụ thành công, ban lãnh đạo Chứng khoán Sen Vàng cũng có sự thay đổi. Cụ thể, ông Vũ Đình Hưng được bầu làm Chủ tịch HĐQT, ông Chu Tuấn An giữu chức Tổng Giám đốc và ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Trưởng ban Kiểm soát.Đáng chú ý, các lãnh đạo cấp cao này đều ít nhiều liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh với việc Tổng Giám đốc Chu Tuấn An hiện là Phó giám đốc Trung tâm Tài chính kế toán của Tập đoàn Tân Hoàng Minh; còn ông Nguyễn Mạnh Hùng từng công tác tại CTCP Đầu tư & Dịch vụ Khách sạn Soleil, một thành viên của Tân Hoàng Minh.
Đầu năm 2022, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an gửi UBND TP. Hà Nội và các sở, ban ngành của thành phố đề nghị cung cấp những hồ sơ, tài liệu gồm: Các văn bản pháp lý do UBND thành phố ký, duyệt liên quan đến các dự án của Tập đoàn Tân Hoàng Minh.Theo đó, 11 dự án bất động sản do Tập đoàn Tân Hoàng Minh đầu tư nằm trong diện xác minh của cơ quan công an gồm: D’.Le Pont D’ or Hoàng Cầu; D'. Palais Louis Nguyễn Văn Huyên; D' San Raffles Hàng Bài; D' El Dorado I Phú Thượng; D'. Le Roi Soleil Quảng An, Tây Hồ; Tân Hoàng Minh Lò Đúc...Thực tế, đó không phải là lần đầu tiên các dự án do Tân Hoàng minh làm chủ đầu tư bị điều tra.
– Đối diện trung tâm thương mại Big C Thăng Long cùng nhiều tổ hợp thương mại lân cận.
– Nằm gần các trường đại học lớn như: Amsterdan, Lương Thế Vinh,… thuận tiện di chuyển tới Học viện Công Nghệ BCVT, Đại học Hà Nội,…
– Dễ dàng kết nối với các trục đường huyết mạch như: Đường quốc lộ 1A, 1B và đường vành đai 3, đường cao tốc trên cao.
TPO - Do doanh nghiệp nợ nần, ông Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh) bị cáo buộc cùng con trai và nhóm thuộc cấp mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ, số tiền huy động được đã bị ông Dũng chiếm đoạt 8.643 tỷ đồng.
Ngày 22/11, được biết Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố bị can Đỗ Anh Dũng (SN 1961, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cùng tội nêu trên, Viện kiểm sát truy tố Đỗ Hoàng Việt (SN 1994, con trai ông Đỗ Anh Dũng) và 13 đồng phạm khác.
Hồ sơ vụ án thể hiện, tháng 6/2021, Tập đoàn Tân Hoàng Minh có vay nợ lớn, các dự án chưa thể triển khai song do ảnh hưởng của Covid-19, khiến doanh nghiệp lâm cảnh khó khăn về tài chính, có dư nợ tín dụng hơn 18.500 tỷ đồng. Đến tháng 1/2022, Tân Hoàng Minh tăng dư nợ lên gần 20.000 tỷ đồng, chưa kể các khoản nợ đến từ 8 gói trái phiếu đã phát hành năm 2021.
Để có tiền thanh toán nợ, bị can Đỗ Anh Dũng chỉ đạo cấp dưới tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh triển khai phát hành các gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhằm huy động vốn.
Cha con ông Đỗ Anh Dũng và Đỗ Hoàng Việt.
Theo đó, các bị can thống nhất Tân Hoàng Minh sẽ không trực tiếp đứng ra phát hành trái phiếu do có nhiều công ty con, không thể kiểm toán kịp thời. Thay vào đó, 3 công ty con thuộc tập đoàn sẽ tiến hành bán trái phiếu riêng lẻ gồm Công ty Ngôi Sao Việt; Công ty Soleil và Công ty Cung Điện Mùa Đông.
Cáo buộc cho rằng, các công ty con này sau đó mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ, tổng trị giá hơn 10.000 tỷ đồng. Qua đó, bị can Đỗ Anh Dũng và đồng phạm huy động được gần 14.000 tỷ đồng.
Số tiền huy động được, ông Dũng và đồng phạm chi tiêu vào việc khác nhau, không đúng mục đích phát hành trái phiếu.
Theo cơ quan tố tụng, ông Dũng và 15 bị can trong vụ án đã chiếm đoạt 8.643 tỷ đồng, số tiền này hiện đã giao nộp để hoàn trả cho các bị hại.
Cơ quan tố tụng cũng xác định, quá trình phát hành trái phiếu, nhóm doanh nghiệp nghiệp Ngôi Sao Việt, Soleil, Cung Điện Mùa Đông đã ký các hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý tài sản đảm bảo với các ngân hàng Viettinbank Chi nhánh Tây Thăng Long, ngân hàng SHB trung tâm kinh doanh và ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Thanh Xuân. Theo quy định, các ngân hàng phải giám sát mục đích sử dụng tiền có được từ phát hành trái phiếu theo đúng mục đích phát hành. Tuy nhiên, các ngân hàng không thực hiện việc này.
Điển hình như Vietcombank Thanh Xuân, ngân hàng này cho Tân Hoàng Minh chuyển 1.890 tỷ đồng sang tài khoản của hai cá nhân nhưng không theo dõi với lý do không ràng buộc quản lý tài khoản.
Khi điều tra, cảnh sát xác định các cá nhân thuộc Vietcombank cũng như SHB, Viettinbank không có dấu hiệu thông đồng, thỏa thuận với các tổ chức phát hành trái phiếu, chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư. Do vậy, họ không bị xử lý hình sự.
Theo đó, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tuyên phạt bị cáo Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh) 8 năm tù, Đỗ Hoàng Việt (con trai bị cáo Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh) 3 năm tù.
8 bị cáo thuộc Công ty Tân Hoàng Minh: Phùng Thế Tính (nguyên Giám đốc Trung tâm Tài chính - Kế toán, kiêm Giám đốc Ban Tài chính - Kế toán) và Hoàng Quyết Chiến (quyền Phó Giám đốc Trung tâm Tài chính - Kế toán, kiêm Giám đốc Ban Tài chính - Kế toán) 30 tháng tù; Lê Thị Mai (nguyên Phó Giám đốc Ban Nguồn vốn), Vũ Lê Vân Anh (Phó Giám đốc Ban Nguồn vốn), Nguyễn Văn Khẩn (Phó Trưởng phòng Ngân sách Trung tâm Tài chính kế toán) cùng lĩnh 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Lê Văn Thịnh (Phó Tổng Giám đốc), Trần Hồng Sơn (Phó Tổng Giám đốc), Nguyễn Khoa Đức (Trợ lý Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh, Giám đốc Công ty Cổ phần Cung điện Mùa đông) cùng bị phạt 24 tháng tù.
5 bị cáo khác gồm: Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt) bị phạt 24 tháng tù; Bùi Thị Ngọc Lân (nguyên Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và Kiểm toán Nam Việt Chi nhánh phía Bắc) và Lê Văn Dò (Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Kế toán Hà Nội) cùng mức 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Nguyễn Thị Hải (nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty CPA Hà Nội) và Phan Anh Hùng (nguyên Phó Giám đốc Công ty CPA Hà Nội, Chi nhánh Sài Gòn) cùng mức 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền đặc biệt lớn
HĐXX nhận định căn cứ lời khai, chứng cứ, tài liệu được thẩm tra tại phiên tòa, từ tháng 6-2021đến tháng 3-2022, các bị cáo đã vi phạm pháp luật trong khi thực hiện huy động vốn bằng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Việc phát hành trái phiếu được thực hiện thông qua 3 công ty con (gồm Công ty Ngôi Sao Việt; Công ty Soleil và Công ty Cung Điện Mùa Đông) với 9 gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, tổng giá trị phát hành là 10.030 tỉ đồng để huy động tiền cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Để phát hành được trái phiếu, các bị cáo đã thông đồng thực hiện nhiều hành vi, thủ đoạn gian dối, hợp thức điều kiện, hồ sơ phát hành, thủ tục chào bán, giao dịch trái phiếu. Các bị cáo đã ngụy tạo các hoạt động kinh doanh bằng cách ký hợp thức các hợp đồng hợp tác đầu tư, đặt cọc, mua bán cổ phần… không có thật giữa nội bộ các công ty thuộc Tân Hoàng Minh.
Đồng thời, thông đồng với nhóm bị cáo ở đơn vị kiểm toán để hợp thức số liệu báo cáo tài chính của 3 công ty phát hành, đưa ra ý kiến chấp thuận toàn phần để các công ty này đủ điều kiện phát hành trái phiếu.
Sau khi 3 công ty phát hành trái phiếu, Tân Hoàng Minh đã mua lại các lô trái phiếu này. Bị cáo Đỗ Anh Dũng và Dũng chỉ đạo ký các hợp đồng "giả cách" chuyển nhượng trái phiếu, chạy dòng tiền "khống" thể hiện việc thanh toán tiền từ Công ty Tân Hoàng Minh sang công ty phát hành. Từ đây, Tân Hoàng Minh bán trái phiếu cho các nhà đầu tư cá nhân. Tổng số tiền Đỗ Anh Dũng và đồng phạm huy động được gần 14.000 tỉ đồng. Số tiền này được sử dụng không đúng mục đích phát hành trái phiếu. Các bị cáo đã chiếm đoạt của hơn 6.600 nhà đầu tư tổng số hơn 8.643 tỉ đồng, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành.
HĐXX nhận định các bị cáo đã có hành vi phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền đặc biệt lớn, làm xấu an ninh trật tự xã hội cần cách ly các bị cáo khỏi xã hội một thời gian để giáo dục.
Trong vụ án này, bị cáo Đỗ Anh Dũng thông qua Đỗ Hoàng Việt là cấp dưới và là con đẻ của mình đã chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ hoạt động lừa đảo dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, nhằm huy động vốn lấy tiền. Bị cáo sử dụng tiền mà các nhà đầu tư nộp để mua trái phiếu không đúng mục đích phát hành trái phiếu, chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng. Vì vậy, Dũng bị xác định có vai trò cao nhất trong vụ án, cần áp dụng hình phạt cao hơn các bị cáo khác.
Để đảm bảo sự công bằng cho các bị cáo, cần buộc bị cáo Đỗ Anh Dũng bồi thường toàn bộ thiệt hại hơn 8.600 tỷ đồng cho 6.630 bị hại. Quá trình điều tra, gia đình bị cáo Đỗ Anh Dũng đã khắc phục hơn 5.000 tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã thu giữ được hơn 2.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng cộng đã thu được hơn 8.600 tỷ đồng để khắc phục hậu quả trong vụ án. HĐXX tuyên tiếp tục tạm giữ số tiền này để đảm bảo thi hành án.
Đối với ý kiến của các bị hại về việc yêu cầu các bị cáo thuộc Tân Hoàng Minh trả lãi cho họ, HĐXX nhận thấy, đây là vụ án hình sự, nên trách nhiệm bồi thường dân sự liên quan đến số tiền chiếm đoạt là không có căn cứ để tính lãi như các bị hại yêu cầu. Yêu cầu này chỉ được xem xét giải quyết sau khi bản án xác định trách nhiệm bồi thường của các bị cáo có hiệu lực pháp luật. Các thiệt hại khác không liên quan số tiền chiếm đoạt của các bị cáo cũng không có cơ sở xem xét./.
Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Tòa Nhà Vinafood1, 94 Lương Yên. P. Bạch Đằng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Lầu 4, Bách Việt Building, 65 Trần Quốc Hoàn, P. 4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
0104478506 - Do: Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Hà Nội cấp.
Đăng ký Trang Vàng giúp bạn QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP và tiếp cận với KHÁCH HÀNG - ĐỐI TÁC - CÁC NHÀ MUA LỚN khi họ tìm kiếm nhà các nhà cung cấp dịch vụ trên Trang Vàng.
**********************************
LIÊN HỆ TRANG VÀNG 0934.498.168/ 0915.972.356(số Hotline/ )
Theo dự kiến, ngày 21.6, TAND TP.Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Sỹ Tá (52 tuổi), cựu Vụ trưởng Vụ Tổng hợp thuộc Ủy ban Dân tộc, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bị hại trong vụ án là ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Công ty TNHH thương mại, dịch vụ và khách sạn Tân Hoàng Minh (gọi tắt là Tập đoàn Tân Hoàng Minh).
Hồi tháng 3, ông Dũng bị tuyên 8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với cáo buộc gian dối trong việc phát hành 9 lô trái phiếu, qua đó chiếm đoạt hơn 8.600 tỉ đồng của hàng ngàn nhà đầu tư. Ngoài ông Dũng, con trai ông này là Đỗ Hoàng Việt cùng nhiều người là nhân viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các công ty liên quan, cũng lãnh án tù về tội danh trên.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng bị xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hồi tháng 3.2024