Vai Trò Của Kế Toán Trong Xã Hội

Vai Trò Của Kế Toán Trong Xã Hội

Kế toán chi phí có vị trí vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, cung cấp thông tin hỗ trợ cho công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị. Vậy kế toán chi phí là gì và có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp? Cùng CareerViet theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Kế toán chi phí có vị trí vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, cung cấp thông tin hỗ trợ cho công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị. Vậy kế toán chi phí là gì và có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp? Cùng CareerViet theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Kiểm soát các khoản chi phí doanh nghiệp

Khi kế toán chi phí thực hiện tốt công việc phân loại chi phí như chi phí chính, chi phí bán hàng, chi phí trực tiếp,... sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được chi phí và xác định tốt lợi nhuận của quy trình cũng như hoạt động của doanh nghiệp.

Kế toán chi phí có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đo lường giá vốn của các nguồn lực đã được đầu tư để sản xuất ra sản phẩm. Dựa vào đó nhà quản trị sẽ có căn cứ để tính giá thành sản phẩm bán ra hợp lý so với các khoản chi phí đã bỏ ra.

Việc cung cấp những thông tin về chi phí đến nhà quản trị ở các bộ phận khác trong doanh nghiệp giúp họ giảm được những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn và có những giải pháp quản lý chi tiêu hiệu quả, giúp tiết kiệm được các khoản chi phí, hạn chế sự lãng phí và doanh nghiệp sẽ đạt được những mục tiêu kinh doanh.

Kế toán chi phí cung cấp những thông tin, số liệu mang tính lâu dài, phản ánh được thực trạng hiện tại của doanh nghiệp. Nhờ đó nhà quản trị sẽ có những kế hoạch trong việc định chi phí lâu dài.

So sánh kế toán chi phí và kế toán tài chính

Ghi lại các thông tin liên quan đến vật liệu, lao động và chi phí được sử dụng trong quá trình sản xuất.

Ghi lại các thông tin bằng tiền.

Loại chi phí được sử dụng để ghi chép?

Chi phí trong quá khứ và chi phí dự báo trong tương lai.

Ghi chép dòng tiền trong quá khứ.

Chỉ được sử dụng trong nội bộ của doanh nghiệp như nhân viên, người quản lý,...

Thông tin được cung cấp cho cả trong nội bộ doanh nghiệp và bên ngoài như chủ nợ, cổ đông, khách hàng,...

Thường xuyên thực hiện báo cáo cho ban lãnh đạo.

Chỉ báo cáo vào cuối kỳ kế toán, thường là 1 năm.

Kiểm soát chi phí, lập ngân sách giúp cho việc dự báo có thể thực hiện nhanh chóng.

Ghi chép đầy đủ các giao dịch tài chính, thể hiện tình hình tài chính của một công ty một cách chính xác.

Chỉ đo lường lợi nhuận của một sản phẩm hoặc một dịch vụ của doanh nghiệp.

Đo lường lợi nhuận tổng của một doanh nghiệp thông qua thu nhập và chi phí.

Công việc của một kế toán chi phí

Mỗi vị trí kế toán sẽ có những công việc cụ thể nhất định, trong đó công việc của kế toán chi phí trong doanh nghiệp gồm:

Kế toán chi phí có nhiệm vụ thực hiện báo cáo gửi ban lãnh đạo (Nguồn: Internet)

Kế toán chi phí bán hàng và Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phát sinh có liên quan tới những hoạt động tiêu thụ hàng hóa. Chi phí bán hàng có thể bao gồm:

Chi phí bán hàng sử dụng tài khoản kế toán là TK 641 để tập hợp và thực hiện kết chuyển các khoản chi phí phát sinh ở quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và lao vụ. Tài khoản kế toán TK 641 - Chi phí bán hàng có 7 tài khoản cấp 2, cụ thể như sau:

Chi phí bán hàng bao gồm chi phí nhân viên, khấu hao TSCĐ, phí vật liệu bao bì (Nguồn: Internet)

Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến những hoạt động của doanh nghiệp và không thể tách riêng cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí như:

Tài khoản kế toán sử dụng là TK642 - Chi phí doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2 đó là:

Trên đây là thông tin về kế toán chi phí là gì? Vai trò của kế toán chi phí trong doanh nghiệp. Hy vọng, qua bài viết này bạn có thể hiểu hơn về công việc này và có những lựa chọn phù hợp cho bản thân. Để tìm kiếm cơ hội việc làm ở vị trí kế toán chi phí, bạn có thể truy cập ngay CareerViet.vn. Hoặc có thể khảo sát mức lương trung bình của ngành nghề này thông qua VietnamSalary. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng tìm được công việc cùng mức lương phù hợp với mong muốn của mình.

1. Tư duy phản biện (critical thinking) có cội nguồn từ triết lý phân tích và chủ nghĩa kiến tạo thực dụng từ hơn 2.500 năm trước, trong kinh Phật mà chủ yếu là kinh Vệ-đà và A-tì-đạt-ma cũng như trong truyền thống của Hy Lạp, tiêu biểu là quan điểm của nhà triết học Socrat. Mặc dù Socrat đã tiếp cận vấn đề tư duy phản biện từ lâu, nhưng phải đến khi xuất hiện định nghĩa về tư duy phản biện của J. Dewey (1859-1952) - nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học người Mỹ - thì tư duy phản biện mới được biết đến một cách rộng rãi. J. Dewey gọi tư duy phản biện là sự suy nghĩ sâu sắc và định nghĩa là sự suy xét chủ động, liên tục, cẩn trọng về một niềm tin, một giả định khoa học có xét đến những lý lẽ bảo vệ nó và những kết luận xa hơn được hướng đến.

Tư duy phản biện là tư duy phân tích, đánh giá thông tin về một vấn đề đã có theo những cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề; là tư duy chất vấn các giả định, giả thiết nhằm tìm kiếm sự thật, lý lẽ rõ ràng, nhất quán về vấn đề nhất định; là sự khám phá những khía cạnh khác nhau của một vấn đề; là nhận định để khẳng định đúng sai, chứ không đơn thuần là sự tiếp nhận, duy trì thông tin một cách thụ động. Tư duy phản biện còn là tìm cách lý giải hay tìm tòi giải pháp mới nhằm giải quyết vấn đề, phân tích những giả định và chất lượng của những phương pháp mới hợp lý hơn về một giả thuyết nào đó, chứ không phải sự phản đối với nghĩa tiêu cực; thể hiện sự nhạy cảm trước bối cảnh (nhận biết tình huống ngoại lệ, khác thường).

Ngoài ra, tư duy phản biện là mô hình tư duy về một vấn đề nhất định, trong đó chủ thể tư duy cải tiến chất lượng tư duy của mình bằng việc điều khiển một cách thành thạo các cấu trúc nền tảng có sẵn của tư duy và sử dụng các tiêu chuẩn của hành động trí tuệ vào quá trình tư duy của mình. Tư duy phản biện còn là sự suy nghĩ thấu đáo về một vấn đề, là sự hiểu biết về phương pháp điều tra và suy luận có lý và kỹ năng áp dụng các phương pháp ấy. Tư duy phản biện đòi hỏi phải xem xét mọi vấn đề, mọi thông tin liên quan trước khi đi đến kết luận hoặc ra quyết định. Tư duy phản biện còn được gọi là tư duy tự điều chỉnh (phát hiện mâu thuẫn, tính thiếu căn cứ trong tư duy của mình để hoàn thiện), “tư duy về tư duy” hay “tư duy phê phán”.

Mục tiêu của tư duy phản biện là làm rõ các giả định, nhận định về những giá trị tiềm ẩn bên trong một vấn đề, sự vật hay hiện tượng. Xu hướng của tư duy phản biện thể hiện: ước muốn tự phê phán, suy nghĩ có cân nhắc; khát vọng theo đuổi lẽ phải, khách quan, không định kiến; sự khiêm tốn, cảm thông, chính trực, kiên trì, can đảm, tự chủ và tự tin vào lẽ phải; năng lực tư duy rõ ràng, đáng tin cậy, sâu rộng, thiết thực và công bằng; v.v..

Các hình thức của tư duy phản biện bao gồm: Tư duy tự phản biện (xu hướng xem xét lại, suy nghĩ kỹ lưỡng về ý kiến của người khác và xem xét lại ý kiến của bản thân); Tư duy phản biện ngoại cảnh (tiếp nhận thông tin ngoại cảnh một cách đa chiều, cẩn trọng, không dễ dãi). Tư duy phản biện thể hiện ở các khả năng: quan sát (nhận biết không chỉ hình thức bề ngoài mà bao gồm cả nội dung, bản chất bên trong của một vấn đề, sự vật hay hiện tượng); nêu các câu hỏi (tại sao, như thế nào); sự hoài nghi cần thiết; tư duy lôgích (kết nối các khâu, quá trình, vấn đề, sự vật, hiện tượng với nhau) để tìm câu trả lời; tự loại “cái tôi” ra khỏi khung cảnh; ra quyết định (gọi tên vấn đề, tìm kiếm các đối tượng liên quan, tìm nguyên nhân, nêu giải pháp và tổ chức thực hiện).

Quá trình tư duy phản biện gồm các giai đoạn: nhìn nhận lại (nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc cạnh khác nhau); đánh giá (khảo sát những mâu thuẫn giữa các ý kiến, đo lường sức thuyết phục của những ý kiến); nêu những điểm chưa/không chuẩn xác trong lập luận đã có; nêu kết quả của quá trình tư duy lôgích và đưa ra ý kiến mới; v.v.. Những thao tác của quá trình tư duy phản biện gồm: nêu quan điểm, bảo vệ quan điểm; sử dụng bằng chứng phù hợp, tạo mối liên hệ giữa các ý kiến; đánh giá, phân tích, tổng hợp, phân loại, so sánh các ý kiến; chỉ ra khó khăn, cách khắc phục sự khác nhau giữa các ý kiến; v.v..

Sản phẩm của tư duy phản biện là các phán đoán có cơ sở mang tính ứng dụng thực tiễn cao, đáng tin cậy. Các tiêu chí đánh giá sản phẩm của tư duy phản biện là: sự rõ ràng, mạch lạc; sự chính xác, đầy đủ bằng chứng; sự thống nhất, lôgích; sự khách quan, công tâm; sự toàn diện và sâu sắc; sự phù hợp; v.v. của các phán đoán.

Nguyên tắc của tư duy phản biện bao gồm: không chủ quan chỉ trích quan điểm của người khác khi thấy quan điểm đó khác với quan điểm của mình; cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng; không chìm đắm trong các giả thiết của bản thân; không lý thuyết hóa một vấn đề trước khi có dữ liệu thực tế; sáng suốt, cẩn trọng, chưa khẳng định một giả thuyết khi chưa có kiểm chứng; hoàn thiện nhận thức để có hành động (hành vi) đúng đắn, hiệu quả, v.v..

Yêu cầu của tư duy phản biện bao gồm: sự nỗ lực bền bỉ để khảo sát niềm tin hay giả thuyết, xem xét các bằng chứng khẳng định để có những kết luận xa hơn; suy nghĩ sâu sắc, nhạy cảm, thực tế và hữu ích để quyết định niềm tin hay hành động; đánh giá những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông và tranh luận; sự phê phán và sáng tạo; tìm kiếm những yếu tố có liên quan cũng như thông tin mới; xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, tiên đoán những khả năng có thể xảy ra trong tương lai; sự vận dụng các lý thuyết về tư duy vào thực tiễn và các tình huống có vấn đề; sự suy luận theo lối mở, không giới hạn các giải pháp; xây dựng các quan điểm, ý tưởng và điều kiện mới để kết luận vấn đề; tính chủ động và liên tục; không chỉ tri thức về lôgích mà còn những tiêu chí trí tuệ khác như sự rõ ràng, đáng tin cậy, sự xác đáng, sự sâu sắc, tính thiết thực, chiều sâu, tầm rộng và tính công bằng; v.v..

Đặc điểm của tư duy phản biện bao gồm: sử dụng bằng chứng một cách đúng đắn; sắp xếp, diễn giải các ý tưởng một cách ngắn gọn, rõ ràng; phân biệt suy diễn lôgích và không lôgích; không đưa ra phán đoán khi không có đủ các bằng chứng; nỗ lực dự kiến các tình huống; vận dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề thích hợp; lắng nghe ý tưởng của người khác; tìm cách tiếp cận khác cho vấn đề phức tạp; nhận biết sự khác biệt trong các kết luận, giả định, giả thuyết; phát hiện những khiếm khuyết trong quan điểm, ý kiến của người khác.

Người có tư duy phản biện là người: không thành kiến (ham tìm hiểu, biết lắng nghe, có thể chấp nhận ý kiến khác, đề cao giá trị công bằng, tôn trọng bằng chứng và lý lẽ, thích sự rõ ràng chính xác, biết xem xét các quan điểm khác nhau và có thể thay đổi ý kiến của mình); biết vận dụng các tiêu chuẩn (ý kiến mới dựa trên thông tin tin cậy, rõ ràng, khách quan, hợp lý); có khả năng tranh luận (đưa ra lý lẽ có bằng chứng), suy luận (rút ra kết luận từ mối quan hệ lôgích giữa các dữ liệu), xem xét vấn đề từ nhiều phương diện (tiếp cận hiện tượng từ nhiều quan điểm); v.v..

Kỹ năng của tư duy phản biện bao gồm: thu thập thông tin thiết yếu và tổ chức chúng theo một trật tự nhất định; quan sát, diễn giải, phân tích, đánh giá, giải thích, tổng hợp; có phương pháp hay kỹ thuật xây dựng nhận định, thiết lập giả định; lựa chọn và ghi lại các hoài nghi theo phương pháp khoa học; liên hệ, so sánh các quan điểm; đặt ra câu hỏi sâu rộng quanh chủ đề; suy luận, tìm hiểu mối quan hệ giữa các luận điểm; hiểu rõ tính ưu tiên của từng nội dung trong giải quyết vấn đề; tìm ra được phương pháp mới để giải quyết vấn đề; nhận biết giá trị; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác; rút ra kết luận và khái quát hóa, kiểm nghiệm kết quả; xây dựng lại mô hình niềm tin, nhận định; v.v.. Như vậy, để có tư duy phản biện, chủ thể phải rèn luyện khả năng quan sát, tìm kiếm câu trả lời, hoài nghi, tư duy lôgích, đưa ra quyết định đúng đắn; v.v..

Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện bao gồm: động não (suy nghĩ, phân loại, so sánh, suy xét, ứng dụng, v.v.); tổ chức ý tưởng, rèn luyện, chỉnh sửa. Việc rèn luyện tư duy phản biện phải qua các giai đoạn: chưa biết (chưa nhận thức được những vấn đề mấu chốt trong suy nghĩ của mình) - bị thách thức (bắt đầu để ý đến những vấn đề trong suy nghĩ của mình) - bắt đầu (cố gắng cải thiện cách tư duy nhưng chưa thực hành thường xuyên) - thực hành (nhận ra sự cần thiết phải thực hành thường xuyên) - nâng cao (tiến bộ trong cách tư duy song song với việc thực hành). Nói khái quát, phương pháp rèn luyện tư duy phản biện bao gồm tự đặt câu hỏi cho bản thân, có cái nhìn khách quan, trau dồi kiến thức.

2. Tư duy phản biện có vai trò to lớn trong đời sống xã hội: giúp con người vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen có sẵn; hướng đến cái mới, thoát ra khỏi những rào cản của định kiến; tìm hiểu, phát hiện những ý tưởng, giá trị mới của vấn đề; tạo tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ trong suy nghĩ và hành động; có ý thức nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc nhìn mới, đưa lại kết quả mới, kích thích khả năng sáng tạo.

Tư duy phản biện giúp con người suy nghĩ một vấn đề theo nhiều hướng khác nhau với những cách giải quyết khác nhau; khắc phục tình trạng nhìn nhận vấn đề một chiều, phiến diện, chủ quan, duy ý chí; suy nghĩ để giải quyết vấn đề theo hướng xem xét kỹ ở mọi góc độ, khía cạnh, đưa ra nhiều phương án khác nhau và lựa chọn phương án tối ưu với những lập luận có cơ sở vững chắc; ý thức rõ ràng hơn trong việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác khi tranh luận; sẵn sàng chấp nhận sự thật khách quan, lắng nghe ý kiến khác với ý kiến của mình và cố gắng tìm hiểu bản chất của vấn đề trước khi đưa ra kết luận; dám thừa nhận cái chưa đúng, sẵn sàng thừa nhận cái đúng của người khác và vì vậy, dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.

Tư duy phản biện giúp con người có phương pháp tư duy độc lập, nhìn ra những hạn chế, sai lầm dễ mắc phải trong quá trình tư duy của mình, từ đó đưa ra những nhận định, phán đoán tối ưu; có suy nghĩ tích cực, giảm thiểu trạng thái tâm lý buồn rầu, thất vọng, mất lòng tin; khám phá những tiềm năng vốn có của bản thân, tạo động lực vượt lên chính mình, tự khẳng định mình, hình thành nhân cách tự chủ, độc lập và sáng tạo; nỗ lực cập nhật, chắt lọc những thông tin cần thiết, có giá trị, bổ ích cho bản thân; nâng cao kỹ năng tiếp cận và xử lý thông tin; trình bày vấn đề một cách sáng tạo; đưa ra luận điểm/luận cứ một cách rõ ràng; tăng cường khả năng suy nghĩ theo hướng mở, rõ ràng, đáng tin cậy, không hấp tấp, vội vàng; dễ dàng hòa đồng vào tập thể, cộng đồng.

Tư duy phản biện, hơn nữa, còn trở thành một động lực phát triển xã hội, có giá trị rất lớn quyết định tới sự thành bại của tổ chức xã hội và sự tiến bộ của loài người.Xã hội có phản biện là xã hội phát triển, tránh được rủi ro, thúc đẩy cải tiến cái cũ và sáng tạo cái mới. Tư duy phản biện giúp con người giải quyết vấn đề một cách thấu tình, đạt lý; kế thừa những giá trị trong quan điểm cũ, hình thành quan điểm mới nhằm cải biến nhận thức và hành động trong thực tiễn; chủ động, tự giác, thể hiện tính chính xác, triệt để, có căn cứ và chứng minh được các lập luận, nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội; tìm kiếm con đường đúng đắn, hiệu quả nhất để đạt tới chân lý; phát hiện ra những sai lầm; rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng.

Trong lĩnh vực chính trị, tư duy phản biện giúp đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước nâng cao năng lực tư duy lý luận, tổng kết thực tiễn, từ đó xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn, có hiệu quả. Hơn nữa, tư duy phản biện còn góp phần tích cực trong việc xây dựng và phát triển nền dân chủ và nhà nước pháp quyền; tăng cường nhu cầu và khả năng phản biện xã hội, phản biện chính sách của các tổ chức chính trị - xã hội; mở rộng sự tham gia tích cực của người dân vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, tư duy phản biện giúp con người nhận biết thông tin đúng đắn, khắc phục tình trạng nhiễu loạn thông tin, chạy theo dư luận, tin đồn; thu nhận những kinh nghiệm, kiến thức, thông tin từ các nguồn khác nhau; tiếp thu những cái hay, cái tốt trong xã hội. Trong xã hội bùng nổ thông tin hiện nay, khi khối lượng thông tin ngày càng lớn, lan truyền với tốc độ cao, tư duy phản biện sẽ giúp con người chắt lọc được những thông tin cần thiết và đáng tin cậy; mở rộng tri thức thay vì chỉ xác nhận thông tin. Với kỹ năng tư duy phản biện, chủ thể sẽ có thêm kỹ năng xử lý thông tin và các tình huống trong đời sống xã hội.

Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, tư duy phản biện giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vì khoa học cần đến thực nghiệm, ứng dụng thông qua những hoài nghi và phản biện. Trong thực tiễn, tư duy phản biện cùng với những loại hình tư duy khoa học khác đã tạo ra sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học; trở thành một trong những tiền đề tư tưởng cho các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Tư duy phản biện là một trong những phẩm chất cốt lõi của hoạt động trí tuệ của đội ngũ những người làm khoa học và phát minh, sáng chế.

Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng nhất và cũng khó nhất, đặc biệt là trong giáo dục - đào tạo hiện đại. Phương pháp giáo dục - đào tạo hiện đại bao hàm tư duy phản biện, cung cấp cho người học không chỉ cách giải quyết vấn đề mà cả cách nêu vấn đề. Phát triển năng lực tư duy phản biện cho người học là phát triển năng lực tư duy độc lập, tiếp nhận và xử lý thông tin, tri thức. Với tư duy phản biện, giáo dục - đào tạo ngày càng chuyển từ phương pháp truyền thống sang phương pháp hiện đại với việc: lấy người học và tư duy sáng tạo của họ làm trung tâm; chuyển từ hình thức học chủ yếu trên lớp sang hình thức tổ chức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa; chuyển từ cung cấp tri thức, kỹ năng là chủ yếu sang cung cấp phương pháp nghiên cứu, học tập là chủ yếu; chuyển từ đánh giá tri thức là chủ yếu sang đánh giá năng lực là chủ yếu; v.v. nhằm giáo dục, đào tạo những lớp người mới tích cực, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.

Trường Trung cấp Luật Vị Thanh - Bộ Tư pháp

------------------------------------------

1. Cách mạng công nghệ thông tin, cách mạng công nghiệp 4.0 và chính sách của Nhà nước Việt Nam

Cách mạng công nghệ thông tin (CNTT), truyền thông, Internet và cách mạng công nghiệp lần thứ tư - cách mạng công nghiệp 4.0 là những nhân tố đặc biệt quan trọng, quy định sự phát triển, vận hành xã hội trong thế kỷ 21. Nhà nước, pháp luật không những tất yếu phải chịu sự tác động, áp lực, thách thức vô cùng mạnh mẽ từ các cuộc cách mạng công nghiệp, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn phải xác định đầy đủ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với con người và xã hội trong bối cảnh mới có tính chất toàn cầu.

Đặc trưng nổi bật của cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp công nghiệp trong các lĩnh vực vật lý, số hóa, sinh học và vốn, sự hợp nhất về mặt công nghệ, nhờ đó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể. Những tiến bộ đột phá khoa học như công nghệ nano, in 3D, công nghệ sinh học phân tử, di truyền, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT) sẽ giúp cho việc mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đem lại muôn vàn tiện ích, lợi ích cho con người, chính phủ và doanh nghiệp. Chỉ riêng trong lĩnh vực đầu tư, công nghệ - đặc biệt là công nghệ số và Internet - là mảng đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng nhất của các nhà đầu tư trong thời gian tới. Theo các nhà khoa học, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những khả năng hoàn toàn mới, có tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới, đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu, cũng như làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất[1].

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ tác động mạnh mẽ, toàn diện đến đời sống quốc gia, con người, Nhà nước và pháp luật, đến mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế theo cả chiều hướng tích cực, thuận lợi và những áp lực, thách thức vô cùng to lớn.

Nhận thức được xu thế và tầm quan trọng của các cuộc cách mạng CNTT, truyền thông, cách mạng công nghiệp 4.0, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về hoạt động ứng dụng CNTT nhằm đưa Việt Nam sớm trở thành nước phát triển về CNTT. Tiêu biểu là các văn bản pháp luật như: Nghị quyết số 36a/NQ/CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 07/4/2017 của Chính phủ về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2018. Chính sách của Nhà nước là Việt Nam cần chủ động có định hướng, giải pháp thiết thực để nắm bắt cơ hội, giảm thiểu các tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, áp dụng các biện pháp về phát triển hạ tầng CNTT; cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, đô thị thông minh; xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến chúng ta, nó không chờ đợi chúng ta mà đang tiến lên như vũ bão, chúng ta không thể bỏ lỡ con tàu này[2].

2.Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong xã hội công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ số

Ở bất kỳ một mô hình tổ chức xã hội nào, Nhà nước, pháp luật cũng đều có vai trò to lớn, chi phối mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đồng thời Nhà nước, pháp luật - như một tất yếu - cũng chịu sự tác động của hàng loạt các yếu tố. Trong xã hội CNTT, công nghệ số, truyền thông và Internet, vai trò và áp lực đặt ra là vô cùng to lớn, mạnh mẽ đối với Nhà nước, pháp luật cũng như toàn xã hội.

Xã hội CNTT, công nghệ số, ứng dụng Internet vào cuộc sống đã và đang tác động mạnh mẽ, toàn diện đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, xã hội, chính sách, pháp luật, chức năng nhà nước, phương thức quản lý, điều hành xã hội, giải quyết, ứng phó với các vấn đề xã hội; mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân; dịch vụ pháp luật, ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục, đào tạo pháp luật.

Trong xã hội CNTT, công nghệ số, Nhà nước không chỉ một chiều là ứng dụng những thành tựu của công nghệ, mà còn có vai trò, trách nhiệm to lớn trong việc xây dựng và phát triển xã hội CNTT, xã hội và nền kinh tế tri thức, kinh tế số. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải giải quyết một vấn đề then chốt, rộng lớn hơn đó là việc xác định vai trò của Nhà nước trong sự hình thành xã hội thông tin chứ không chỉ là chức năng của Nhà nước trong mối quan hệ với CNTT, truyền thông, công nghệ số. Đối với các nhà nước hiện đại, cần nhận thức và xác định nhiệm vụ xây dựng xã hội thông tin như là cơ sở của sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa và có chính sách quốc gia về xây dựng xã hội thông tin, áp dụng công nghệ số.

Nhà nước có trách nhiệm quan trọng trong việc hoạch định chính sách quốc gia về xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin đầu tiên của xã hội CNTT, xã hội tri thức. Nếu không có chính sách và những quy định hợp lý, không có sự điều hành của Chính phủ đối với kết cấu hạ tầng thông tin thì xã hội thông tin, xã hội tri thức không thể hình thành được.

Nhà nước với vai trò kiến tạo và phát triển, cần phải bảo đảm và thúc đẩy để người dân được tự do, an toàn, phát huy được tiềm năng của mình trong điều kiện xã hội CNTT, cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này đặt ra phải đổi mới cách tư duy trong xây dựng chính sách, pháp luật, cách thức quản lý, điều hành xã hội theo quan niệm truyền thống trước đây. Chính sách của Nhà nước Việt Nam là khẩn trương hoàn thiện cơ chế, thể chế, chính sách, pháp luật theo kịp kinh tế số, công nghiệp thông minh, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó, CNTT và hạ tầng thông tin đóng vai trò hạ tầng của hạ tầng, phát triển nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh tế số, xây dựng, phát triển nguồn nhân lực làm chủ hệ tri thức Việt số hóa, chủ động nắm bắt, khai thác có hiệu quả các cơ hội to lớn của cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, phát triển doanh nghiệp số được xác định là nhiệm vụ trung tâm, lâu dài để phát triển kinh tế số ở Việt Nam[3].

Cách thức quản lý xã hội của Nhà nước theo đó phải được thay đổi mạnh mẽ, không chỉ là đảm bảo thượng tôn Hiến pháp, pháp luật mà còn đảm bảo những điều kiện tốt nhất, an toàn nhất cho sự vận hành của xã hội thông tin, ứng dụng công nghệ số cùng những ứng dụng tiến bộ khác của công nghệ, kỹ thuật. Các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, viên chức, công chức cần đổi mới tư duy, phương thức quản lý, hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật cao để phục vụ hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm, đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, bảo đảm minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Nhà nước đồng thời vừa phải nỗ lực nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật về phát triển, sử dụng CNTT, truyền thông, xây dựng khung khổ pháp lý cho xã hội thông tin, vừa phải bảo vệ, bảo đảm sự an toàn cho các cá nhân, tổ chức và cho chính Nhà nước trong bối cảnh xã hội thông tin toàn cầu.

Phạm vi điều chỉnh, cách thức, phương pháp, mức độ điều chỉnh và cả kỹ thuật của điều chỉnh pháp luật buộc phải có nhiều thay đổi mới cho phù hợp, thích ứng tốt nhất trong bối cảnh mới của công nghệ, kỹ thuật và của xu hướng chính trị - pháp lý đương đại. Đơn cử, sẽ có những lĩnh vực pháp luật chỉ điều chỉnh về nguyên tắc, khung khổ pháp lý, có lĩnh vực lại cần ở mức độ cụ thể cao hơn, công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật cũng sẽ phải thay đổi để phù hợp. Phương pháp loại trừ sẽ phải thay thế cho phương pháp điều chỉnh truyền thống là liệt kê những điều được phép v.v.. Không chỉ đối với pháp luật nội dung, mà còn đối với cả lĩnh vực pháp luật thủ tục, quy trình cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của cách mạng CNTT, công nghệ số.

Mục đích của xây dựng và phát triển xã hội thông tin là đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, đảm bảo năng lực cạnh tranh của quốc gia, phát triển tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, hoàn thiện hệ thống quản lý quốc gia trên cơ sở áp dụng những thành tựu tiến bộ về CNTT và truyền thông.

Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước cần phải được nhìn nhận trong bối cảnh mới, trong đó có cả sự đầu tư thỏa đáng và chấp nhận có thể gánh chịu sự rủi ro về tài chính. Nhà nước phải có năng lực nhận biết, đánh giá đúng các diễn biến của cuộc cách mạng CNTT trên toàn cầu, xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật, các tiêu chuẩn đảm bảo sự kết nối hợp tác, cạnh tranh, thúc đẩy áp dụng các công nghệ mới và bảo vệ quyền con người, quyền lợi của người tiêu dùng.

Nhà nước trong xã hội CNTT, kỷ nguyên kỹ thuật số cần phải có những năng lực mới bên cạnh những năng lực truyền thống, đặc biệt là năng lực thiết lập sự cân bằng giữa cạnh tranh và điều chỉnh trật tự, an toàn cho mọi hoạt động xã hội trong đó có hoạt động xây dựng, áp dụng, phát triển CNTT, truyền thông, kỹ thuật số.

Nhà nước phải có năng lực xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật để bảo vệ cuộc sống, tự do, sự phát triển và an toàn của con người khỏi các mối đe dọa trong thời hiện đại. Đồng thời trong xã hội CNTT, công nghệ số và cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển như vũ bão, vai trò và trách nhiệm của Nhà nước ngày càng gia tăng để bảo vệ nền tảng đạo đức, các quyền và lợi ích của trẻ em và những nhóm người dễ bị tổn thương khác.

Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử

Để thực hiện được các chính sách quốc gia trong xã hội CNTT cần có các công cụ đảm bảo, trong đó, công cụ chính yếu là xây dựng Chính phủ điện tử. Cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn là CNTT. Do vậy, đối với nước ta, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cấp bách là xây dựng, phát triển chính quyền điện tử ở trung ương và các địa phương.

Chính phủ điện tử là hình thức mới về tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước được thực hiện bởi sự áp dụng rộng rãi CNTT và truyền thông nhằm đảm bảo sự thuận lợi  cho các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong các giao dịch pháp lý, thụ hưởng các loại hình dịch vụ công, giảm chi phí xã hội.

Mục đích và yêu cầu của xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử là để nâng cao chất lượng và sự tiếp cận các dịch vụ nhà nước, áp dụng các tiêu chuẩn phục vụ người dân và các doanh nghiệp, nâng cao tính minh bạch, tính mở về thông tin hoạt động của các cơ quan nhà nước và đảm bảo điều kiện tham gia của người dân, các tổ chức xã hội vào quá trình xây dựng các chính sách, pháp luật, các quyết định hành chính của bộ máy công quyền. Đồng thời, Chính phủ điện tử còn có vai trò to lớn nhằm năng cao chất lượng, hoàn thiện hệ thống cung cấp và phân tích, đánh giá quyết định, đảm bảo sự kiểm soát các kết quả hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Để thực hiện và vận hành thông suốt, hiệu quả Chính phủ điện tử có nhiều việc phải làm, trong đó có nhiệm vụ xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật về Chính phủ điện tử, về áp dụng CNTT, xây dựng xã hội thông tin. Mục đích, yêu cầu của chính sách, pháp luật về Chính phủ điện tử là để đảm bảo cho mọi người dân, mọi tổ chức được sử dụng các CNTT, truyền thông, tiếp cận bình đẳng về các nguồn thông tin, được tự do và an toàn trong xã hội CNTT. Hai điều kiện nền tảng để thiết lập và vận hành Chính phủ điện tử là: hạ tầng CNTT và truyền thông; hệ thống các văn bản pháp luật, các thủ tục, các quy chuẩn, các cơ sở dữ liệu tích hợp đã được số hóa, các dịch vụ công trực tuyến và khả năng khai thác các dịch vụ trực tuyến (online) của người sử dụng (cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp)[4].

3. Dân chủ, mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân trong xã hội công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ số, chính phủ điện tử, cách mạng công nghiệp 4.0

Xã hội CNTT, truyền thông, công nghệ số, Chính phủ điện tử đã và đang làm thay đổi sâu sắc kiểu/ mô hình quản lý, phục vụ của Nhà nước, sự tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của con người. Đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề mới đối với dân chủ về nội dung, phạm vi và các hình thức, thiết chế dân chủ, kể cả thiết chế, hình thức dân chủ đại diện đã được hình thành trong thế kỷ 20.

Dân chủ là một trong những điều kiện, đặc trưng, nguyên tắc cốt lõi của Nhà nước pháp quyền. Trong xã hội CNTT, công nghệ số, Chính phủ điện tử, cách mạng công nghiệp 4.0, dân chủ đã có thêm những điều kiện mở rộng cả chiều sâu và chiều rộng trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, Nhà nước và pháp luật. Dân chủ sẽ được mở rộng với sự trợ giúp của CNTT, công nghệ số trên cơ sở các chính sách, pháp luật đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền hiện đại.

Bản thân quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện dân chủ trong tất cả các lĩnh vực đời sống đã và đang làm thay đổi sâu sắc, cơ bản mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân, xã hội, chuyển dần từ sự bất bình đẳng sang bình đẳng, công bằng, đồng trách nhiệm; từ cách thức điều hành, quản lý bằng mệnh lệnh hành chính áp đặt, đơn phương sang trách nhiệm phục vụ, đối thoại, thương lượng, thu hút sự tham gia, tham vấn, phản biện của người dân, doanh nghiệp và xã hội. Ngày nay, với sự áp dụng CNTT, công nghệ số lại làm gia tăng, sâu sắc, toàn diện hơn, thiết thực hơn quá trình dân chủ, minh bạch, công khai, sự thuận tiện, hiệu quả phục vụ, cung ứng các dịch vụ công của Nhà nước đối với người dân và doanh nghiệp.

Chính phủ điện tử, xã hội CNTT sẽ làm thay đổi mối quan hệ thông tin của người dân, doanh nghiệp và xã hội, sẽ làm mở rộng khả năng bảo vệ, bảo đảm quyền con người bằng con đường tiếp cận với nhiều loại hình thông tin, tăng khả năng con người được tham gia vào quá trình tiếp nhận các quyết định chính sách nhà nước và theo dõi các hoạt động của Nhà nước... tiếp cận thông tin, bảo vệ đời sống riêng tư. Việc áp dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước làm cho mối quan hệ giữa Nhà nước và người dân, Nhà nước và doanh nghiệp ngày càng gần gũi, thân thiện hơn.

Áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động hành chính, dịch vụ công của các cơ quan nhà nước; tạo lập môi trường kinh doanh, sản xuất thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Bằng cách đó sẽ góp phần phải thay đổi nhận thức đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ cơ chế hành chính "mệnh lệnh", "xin - cho" sang nền hành chính "phục vụ"; coi người dân và doanh nghiệp thực sự là khách hàng, là đối tác bình đẳng trong cung cấp dịch vụ công.

4. Thực hiện các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền trong xã hội công nghệ thông tin, công nghệ số, cách mạng công nghiệp 4.0

Trong điều kiện mới vừa có nhiều cơ hội, thuận lợi, lợi ích to lớn vừa có nhiều thách thức, áp lực trong xã hội CNTT, công nghệ số, cách mạng công nghiệp 4.0 thì vấn đề quan trọng đặt ra là càng phải tăng cường việc bảo đảm thực hiện các nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền.

CNTT, công nghệ số, các tiến bộ vượt trội của công nghệ đem lại vai trò, tính hữu ích vô cùng to lớn, song chúng không là tất cả, không hoán vị, thay thế được con người. Con người vẫn là yếu tố then chốt, quyết định thành bại, phồn vinh, hạnh phúc về tinh thần và vật chất. Trong xã hội CNTT, công nghệ số, cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi cái căn bản nhất của con người, đó chính là phẩm chất đạo đức nhân văn và tri thức cùng ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội. Nếu thiếu những phẩm chất căn bản đó, con người có thể lợi dụng một cách tinh vi CNTT, công nghệ số, các loại hình công nghệ khác để xâm phạm quyền, lợi ích, đe dọa sự an toàn, hạnh phúc của con người, đồng loại.

Có nhiều nguyên tắc, yêu cầu của Nhà nước pháp quyền cần phải được thực hiện trong đời sống đầy biến động này. Cần nhận thức đầy đủ và đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc: thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, mọi cá nhân, tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật và trước tòa án. Công nghệ, kỹ thuật dù hiện đại đến mấy cũng không phải là tất cả, không thể hoàn toàn ủy thác, phó mặc, tin cậy vào công nghệ, kỹ thuật.

Trong xã hội CNTT, công nghệ số thì vấn đề đặc biệt cần quan tâm thực hiện là hoạt động thông qua các cơ chế hữu hiệu về kiểm soát: kiểm soát quyền lực nhà nước với những nội dung mới, phù hợp, kiểm soát tội phạm, kiểm soát xã hội, kiểm soát ứng dụng CNTT, công nghệ số, công nghệ sinh học, y học... Kiểm soát trong điều kiện xã hội CNTT, công nghệ số, cách mạng 4.0 cần được bổ sung thêm nhiều nội dung và quy mô, phạm vi áp dụng, hình thành nên một kiểu/ mô hình/ cơ chế kiểm soát vừa truyền thống vừa phi truyền thống. Cần phải mở rộng phạm vi và gia tăng hệ thống chề tài đảm bảo tính hữu hiệu của các cơ chế kiểm soát nhà nước và xã hội, công nghệ, kiểm soát quyền lực nhà nước theo chiều dọc, chiều ngang, chiều nội bộ trong các thiết chế nhà nước; kiểm soát pháp luật từ đầu vào đến đầu ra và đặc biệt là kiểm soát hiến pháp hiểu theo nghĩa đầy đủ nhất.

Vấn đề quan trọng bậc nhất nữa là vai trò, trách nhiệm, năng lực và kỹ năng của Nhà nước về bảo vệ quyền con người trong xã hội CNTT, cách mạng công nghiệp 4.0. Trong xã hội CNTT, cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề Tự do, Phát triển và An toàn của cá nhân, cộng đồng và xã hội ngày càng có tầm quan trọng đặc biệt và gia tăng sự phức tạp, thách thức đối với Nhà nước, pháp luật. Việc bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do, lợi ích của con người đã có thể nhiều tính mới, không có trong quan niệm và thực tiễn xã hội trước đây. Từ phương diện triết học pháp luật, ở đây hiện hữu một sự mâu thuẫn tất yếu giữa tự do, an toàn cá nhân và an toàn xã hội, thách thức trong việc giải quyết bài toán cân bằng lợi ích của cá nhân, cộng đồng, xã hội và Nhà nước.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học đang mờ đi, vấn đề quyền con người cần được đặc biệt quan tâm bảo vệ, bảo đảm hơn bao giờ hết. Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 lại càng trở nên cấp thiết. Lợi dụng Internet và sự yếu kém của hệ thống pháp luật, của chế độ kiểm soát pháp lý và kỹ thuật, nhiều cá nhân, tổ chức sẽ có những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của con người, xâm phạm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Thách thức này đặt ra đối với vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và hệ thống pháp luật.

Các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân tuy đã có song vẫn mới chỉ kịp dừng lại ở quan niệm pháp lý truyền thống, chứ chưa đề cập đến yếu tố mới đó là chưa có sự phân biệt giữa môi trường trực tuyến và môi trường ngoại tuyến, môi trường ảo trên Internet trong không gian mạng. Khung pháp lý về bảo vệ thông tin người dùng trên mạng Internet, về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường Internet và kỹ thuật số hiện nay của nhiều nước trong đó có Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, lỗ hổng, cần phải khẩn trương hoàn thiện.

Nhiệm vụ bảo vệ, bảo đảm quyền con người của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương ngày càng nặng nề, nhiều thách thức đối với Nhà nước và xã hội. Bởi vì trong điều kiện xã hội CNTT, công nghệ số, đời sống của họ sẽ chịu nhiều tác động cả thuận lợi và khó khăn. Nhiệm vụ của Nhà nước là cần thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp tạo việc làm, thu nhập thông qua đào tạo nghề và hỗ trợ tín dụng cho các nhóm đối tượng xã hội dễ bị tổn thương, cho thanh niên nông thôn, miền núi, nông dân, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và lao động nữ./.

GS, TS. Hoàng Thị Kim Quế - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

[4] Trương Hồ Hải, Chính phủ điện tử - cầu nối giữa Chính phủ với doanh nghiệp và công dân,

Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin, vấn đề ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tư duy phản biện là một trong những yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự nhận thức đúng đắn và khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân cũng như cơ quan, tổ chức.

1. Tư duy phản biện (critical thinking) có cội nguồn từ triết lý phân tích và chủ nghĩa kiến tạo thực dụng từ hơn 2.500 năm trước, trong kinh Phật mà chủ yếu là kinh Vệ-đà và A-tì-đạt-ma cũng như trong truyền thống của Hy Lạp, tiêu biểu là quan điểm của nhà triết học Socrat. Mặc dù Socrat đã tiếp cận vấn đề tư duy phản biện từ lâu, nhưng phải đến khi xuất hiện định nghĩa về tư duy phản biện của J. Dewey (1859-1952) - nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học người Mỹ - thì tư duy phản biện mới được biết đến một cách rộng rãi. J. Dewey gọi tư duy phản biện là sự suy nghĩ sâu sắc và định nghĩa là sự suy xét chủ động, liên tục, cẩn trọng về một niềm tin, một giả định khoa học có xét đến những lý lẽ bảo vệ nó và những kết luận xa hơn được hướng đến.

Tư duy phản biện là tư duy phân tích, đánh giá thông tin về một vấn đề đã có theo những cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề; là tư duy chất vấn các giả định, giả thiết nhằm tìm kiếm sự thật, lý lẽ rõ ràng, nhất quán về vấn đề nhất định; là sự khám phá những khía cạnh khác nhau của một vấn đề; là nhận định để khẳng định đúng sai, chứ không đơn thuần là sự tiếp nhận, duy trì thông tin một cách thụ động. Tư duy phản biện còn là tìm cách lý giải hay tìm tòi giải pháp mới nhằm giải quyết vấn đề, phân tích những giả định và chất lượng của những phương pháp mới hợp lý hơn về một giả thuyết nào đó, chứ không phải sự phản đối với nghĩa tiêu cực; thể hiện sự nhạy cảm trước bối cảnh (nhận biết tình huống ngoại lệ, khác thường).

Ngoài ra, tư duy phản biện là mô hình tư duy về một vấn đề nhất định, trong đó chủ thể tư duy cải tiến chất lượng tư duy của mình bằng việc điều khiển một cách thành thạo các cấu trúc nền tảng có sẵn của tư duy và sử dụng các tiêu chuẩn của hành động trí tuệ vào quá trình tư duy của mình. Tư duy phản biện còn là sự suy nghĩ thấu đáo về một vấn đề, là sự hiểu biết về phương pháp điều tra và suy luận có lý và kỹ năng áp dụng các phương pháp ấy. Tư duy phản biện đòi hỏi phải xem xét mọi vấn đề, mọi thông tin liên quan trước khi đi đến kết luận hoặc ra quyết định. Tư duy phản biện còn được gọi là tư duy tự điều chỉnh (phát hiện mâu thuẫn, tính thiếu căn cứ trong tư duy của mình để hoàn thiện), “tư duy về tư duy” hay “tư duy phê phán”.

Mục tiêu của tư duy phản biện là làm rõ các giả định, nhận định về những giá trị tiềm ẩn bên trong một vấn đề, sự vật hay hiện tượng. Xu hướng của tư duy phản biện thể hiện: ước muốn tự phê phán, suy nghĩ có cân nhắc; khát vọng theo đuổi lẽ phải, khách quan, không định kiến; sự khiêm tốn, cảm thông, chính trực, kiên trì, can đảm, tự chủ và tự tin vào lẽ phải; năng lực tư duy rõ ràng, đáng tin cậy, sâu rộng, thiết thực và công bằng; v.v..

Các hình thức của tư duy phản biện bao gồm: Tư duy tự phản biện (xu hướng xem xét lại, suy nghĩ kỹ lưỡng về ý kiến của người khác và xem xét lại ý kiến của bản thân); Tư duy phản biện ngoại cảnh (tiếp nhận thông tin ngoại cảnh một cách đa chiều, cẩn trọng, không dễ dãi). Tư duy phản biện thể hiện ở các khả năng: quan sát (nhận biết không chỉ hình thức bề ngoài mà bao gồm cả nội dung, bản chất bên trong của một vấn đề, sự vật hay hiện tượng); nêu các câu hỏi (tại sao, như thế nào); sự hoài nghi cần thiết; tư duy lôgích (kết nối các khâu, quá trình, vấn đề, sự vật, hiện tượng với nhau) để tìm câu trả lời; tự loại “cái tôi” ra khỏi khung cảnh; ra quyết định (gọi tên vấn đề, tìm kiếm các đối tượng liên quan, tìm nguyên nhân, nêu giải pháp và tổ chức thực hiện).

Quá trình tư duy phản biện gồm các giai đoạn: nhìn nhận lại (nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc cạnh khác nhau); đánh giá (khảo sát những mâu thuẫn giữa các ý kiến, đo lường sức thuyết phục của những ý kiến); nêu những điểm chưa/không chuẩn xác trong lập luận đã có; nêu kết quả của quá trình tư duy lôgích và đưa ra ý kiến mới; v.v.. Những thao tác của quá trình tư duy phản biện gồm: nêu quan điểm, bảo vệ quan điểm; sử dụng bằng chứng phù hợp, tạo mối liên hệ giữa các ý kiến; đánh giá, phân tích, tổng hợp, phân loại, so sánh các ý kiến; chỉ ra khó khăn, cách khắc phục sự khác nhau giữa các ý kiến; v.v..

Sản phẩm của tư duy phản biện là các phán đoán có cơ sở mang tính ứng dụng thực tiễn cao, đáng tin cậy. Các tiêu chí đánh giá sản phẩm của tư duy phản biện là: sự rõ ràng, mạch lạc; sự chính xác, đầy đủ bằng chứng; sự thống nhất, lôgích; sự khách quan, công tâm; sự toàn diện và sâu sắc; sự phù hợp; v.v. của các phán đoán.

Nguyên tắc của tư duy phản biện bao gồm: không chủ quan chỉ trích quan điểm của người khác khi thấy quan điểm đó khác với quan điểm của mình; cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng; không chìm đắm trong các giả thiết của bản thân; không lý thuyết hóa một vấn đề trước khi có dữ liệu thực tế; sáng suốt, cẩn trọng, chưa khẳng định một giả thuyết khi chưa có kiểm chứng; hoàn thiện nhận thức để có hành động (hành vi) đúng đắn, hiệu quả, v.v..

Yêu cầu của tư duy phản biện bao gồm: sự nỗ lực bền bỉ để khảo sát niềm tin hay giả thuyết, xem xét các bằng chứng khẳng định để có những kết luận xa hơn; suy nghĩ sâu sắc, nhạy cảm, thực tế và hữu ích để quyết định niềm tin hay hành động; đánh giá những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông và tranh luận; sự phê phán và sáng tạo; tìm kiếm những yếu tố có liên quan cũng như thông tin mới; xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, tiên đoán những khả năng có thể xảy ra trong tương lai; sự vận dụng các lý thuyết về tư duy vào thực tiễn và các tình huống có vấn đề; sự suy luận theo lối mở, không giới hạn các giải pháp; xây dựng các quan điểm, ý tưởng và điều kiện mới để kết luận vấn đề; tính chủ động và liên tục; không chỉ tri thức về lôgích mà còn những tiêu chí trí tuệ khác như sự rõ ràng, đáng tin cậy, sự xác đáng, sự sâu sắc, tính thiết thực, chiều sâu, tầm rộng và tính công bằng; v.v..

Đặc điểm của tư duy phản biện bao gồm: sử dụng bằng chứng một cách đúng đắn; sắp xếp, diễn giải các ý tưởng một cách ngắn gọn, rõ ràng; phân biệt suy diễn lôgích và không lôgích; không đưa ra phán đoán khi không có đủ các bằng chứng; nỗ lực dự kiến các tình huống; vận dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề thích hợp; lắng nghe ý tưởng của người khác; tìm cách tiếp cận khác cho vấn đề phức tạp; nhận biết sự khác biệt trong các kết luận, giả định, giả thuyết; phát hiện những khiếm khuyết trong quan điểm, ý kiến của người khác.

Người có tư duy phản biện là người: không thành kiến (ham tìm hiểu, biết lắng nghe, có thể chấp nhận ý kiến khác, đề cao giá trị công bằng, tôn trọng bằng chứng và lý lẽ, thích sự rõ ràng chính xác, biết xem xét các quan điểm khác nhau và có thể thay đổi ý kiến của mình); biết vận dụng các tiêu chuẩn (ý kiến mới dựa trên thông tin tin cậy, rõ ràng, khách quan, hợp lý); có khả năng tranh luận (đưa ra lý lẽ có bằng chứng), suy luận (rút ra kết luận từ mối quan hệ lôgích giữa các dữ liệu), xem xét vấn đề từ nhiều phương diện (tiếp cận hiện tượng từ nhiều quan điểm); v.v..

Kỹ năng của tư duy phản biện bao gồm: thu thập thông tin thiết yếu và tổ chức chúng theo một trật tự nhất định; quan sát, diễn giải, phân tích, đánh giá, giải thích, tổng hợp; có phương pháp hay kỹ thuật xây dựng nhận định, thiết lập giả định; lựa chọn và ghi lại các hoài nghi theo phương pháp khoa học; liên hệ, so sánh các quan điểm; đặt ra câu hỏi sâu rộng quanh chủ đề; suy luận, tìm hiểu mối quan hệ giữa các luận điểm; hiểu rõ tính ưu tiên của từng nội dung trong giải quyết vấn đề; tìm ra được phương pháp mới để giải quyết vấn đề; nhận biết giá trị; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác; rút ra kết luận và khái quát hóa, kiểm nghiệm kết quả; xây dựng lại mô hình niềm tin, nhận định; v.v.. Như vậy, để có tư duy phản biện, chủ thể phải rèn luyện khả năng quan sát, tìm kiếm câu trả lời, hoài nghi, tư duy lôgích, đưa ra quyết định đúng đắn; v.v..

Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện bao gồm: động não (suy nghĩ, phân loại, so sánh, suy xét, ứng dụng, v.v.); tổ chức ý tưởng, rèn luyện, chỉnh sửa. Việc rèn luyện tư duy phản biện phải qua các giai đoạn: chưa biết (chưa nhận thức được những vấn đề mấu chốt trong suy nghĩ của mình) - bị thách thức (bắt đầu để ý đến những vấn đề trong suy nghĩ của mình) - bắt đầu (cố gắng cải thiện cách tư duy nhưng chưa thực hành thường xuyên) - thực hành (nhận ra sự cần thiết phải thực hành thường xuyên) - nâng cao (tiến bộ trong cách tư duy song song với việc thực hành). Nói khái quát, phương pháp rèn luyện tư duy phản biện bao gồm tự đặt câu hỏi cho bản thân, có cái nhìn khách quan, trau dồi kiến thức.

2. Tư duy phản biện có vai trò to lớn trong đời sống xã hội: giúp con người vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen có sẵn; hướng đến cái mới, thoát ra khỏi những rào cản của định kiến; tìm hiểu, phát hiện những ý tưởng, giá trị mới của vấn đề; tạo tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ trong suy nghĩ và hành động; có ý thức nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc nhìn mới, đưa lại kết quả mới, kích thích khả năng sáng tạo.

Tư duy phản biện giúp con người suy nghĩ một vấn đề theo nhiều hướng khác nhau với những cách giải quyết khác nhau; khắc phục tình trạng nhìn nhận vấn đề một chiều, phiến diện, chủ quan, duy ý chí; suy nghĩ để giải quyết vấn đề theo hướng xem xét kỹ ở mọi góc độ, khía cạnh, đưa ra nhiều phương án khác nhau và lựa chọn phương án tối ưu với những lập luận có cơ sở vững chắc; ý thức rõ ràng hơn trong việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác khi tranh luận; sẵn sàng chấp nhận sự thật khách quan, lắng nghe ý kiến khác với ý kiến của mình và cố gắng tìm hiểu bản chất của vấn đề trước khi đưa ra kết luận; dám thừa nhận cái chưa đúng, sẵn sàng thừa nhận cái đúng của người khác và vì vậy, dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.

Tư duy phản biện giúp con người có phương pháp tư duy độc lập, nhìn ra những hạn chế, sai lầm dễ mắc phải trong quá trình tư duy của mình, từ đó đưa ra những nhận định, phán đoán tối ưu; có suy nghĩ tích cực, giảm thiểu trạng thái tâm lý buồn rầu, thất vọng, mất lòng tin; khám phá những tiềm năng vốn có của bản thân, tạo động lực vượt lên chính mình, tự khẳng định mình, hình thành nhân cách tự chủ, độc lập và sáng tạo; nỗ lực cập nhật, chắt lọc những thông tin cần thiết, có giá trị, bổ ích cho bản thân; nâng cao kỹ năng tiếp cận và xử lý thông tin; trình bày vấn đề một cách sáng tạo; đưa ra luận điểm/luận cứ một cách rõ ràng; tăng cường khả năng suy nghĩ theo hướng mở, rõ ràng, đáng tin cậy, không hấp tấp, vội vàng; dễ dàng hòa đồng vào tập thể, cộng đồng.

Tư duy phản biện, hơn nữa, còn trở thành một động lực phát triển xã hội, có giá trị rất lớn quyết định tới sự thành bại của tổ chức xã hội và sự tiến bộ của loài người.Xã hội có phản biện là xã hội phát triển, tránh được rủi ro, thúc đẩy cải tiến cái cũ và sáng tạo cái mới. Tư duy phản biện giúp con người giải quyết vấn đề một cách thấu tình, đạt lý; kế thừa những giá trị trong quan điểm cũ, hình thành quan điểm mới nhằm cải biến nhận thức và hành động trong thực tiễn; chủ động, tự giác, thể hiện tính chính xác, triệt để, có căn cứ và chứng minh được các lập luận, nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội; tìm kiếm con đường đúng đắn, hiệu quả nhất để đạt tới chân lý; phát hiện ra những sai lầm; rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng.

Trong lĩnh vực chính trị, tư duy phản biện giúp đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước nâng cao năng lực tư duy lý luận, tổng kết thực tiễn, từ đó xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn, có hiệu quả. Hơn nữa, tư duy phản biện còn góp phần tích cực trong việc xây dựng và phát triển nền dân chủ và nhà nước pháp quyền; tăng cường nhu cầu và khả năng phản biện xã hội, phản biện chính sách của các tổ chức chính trị - xã hội; mở rộng sự tham gia tích cực của người dân vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, tư duy phản biện giúp con người nhận biết thông tin đúng đắn, khắc phục tình trạng nhiễu loạn thông tin, chạy theo dư luận, tin đồn; thu nhận những kinh nghiệm, kiến thức, thông tin từ các nguồn khác nhau; tiếp thu những cái hay, cái tốt trong xã hội. Trong xã hội bùng nổ thông tin hiện nay, khi khối lượng thông tin ngày càng lớn, lan truyền với tốc độ cao, tư duy phản biện sẽ giúp con người chắt lọc được những thông tin cần thiết và đáng tin cậy; mở rộng tri thức thay vì chỉ xác nhận thông tin. Với kỹ năng tư duy phản biện, chủ thể sẽ có thêm kỹ năng xử lý thông tin và các tình huống trong đời sống xã hội.

Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, tư duy phản biện giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vì khoa học cần đến thực nghiệm, ứng dụng thông qua những hoài nghi và phản biện. Trong thực tiễn, tư duy phản biện cùng với những loại hình tư duy khoa học khác đã tạo ra sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học; trở thành một trong những tiền đề tư tưởng cho các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Tư duy phản biện là một trong những phẩm chất cốt lõi của hoạt động trí tuệ của đội ngũ những người làm khoa học và phát minh, sáng chế.

Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng nhất và cũng khó nhất, đặc biệt là trong giáo dục - đào tạo hiện đại. Phương pháp giáo dục - đào tạo hiện đại bao hàm tư duy phản biện, cung cấp cho người học không chỉ cách giải quyết vấn đề mà cả cách nêu vấn đề. Phát triển năng lực tư duy phản biện cho người học là phát triển năng lực tư duy độc lập, tiếp nhận và xử lý thông tin, tri thức. Với tư duy phản biện, giáo dục - đào tạo ngày càng chuyển từ phương pháp truyền thống sang phương pháp hiện đại với việc: lấy người học và tư duy sáng tạo của họ làm trung tâm; chuyển từ hình thức học chủ yếu trên lớp sang hình thức tổ chức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa; chuyển từ cung cấp tri thức, kỹ năng là chủ yếu sang cung cấp phương pháp nghiên cứu, học tập là chủ yếu; chuyển từ đánh giá tri thức là chủ yếu sang đánh giá năng lực là chủ yếu; v.v. nhằm giáo dục, đào tạo những lớp người mới tích cực, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.

Trường Trung cấp Luật Vị Thanh - Bộ Tư pháp

1. Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1996.

2. Lê Hữu Nghĩa, Phạm Duy Hải: Tư duy khoa học trong giai đoạn cách mạng khoa học công nghệ, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1998.

3. A. Fisher: Critical thinking, An Introduction,CambridgeUniversityPress, United Kingdom, 2001.

4. D. Bohm: Tư duy như một hệ thống, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2011.

5. H. Nowotny, P. Scott, M. Gibbons: Tư duy lại khoa học: Tri thức và công chúng trong kỷ nguyên bất định, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2009.

6. K. B. Beyer: Critical thinking, Bloomington,IN: Phi Delta Kappa Educational Foundation, 1995.

7. M. Lipman: Thinking in Education, New York:CambridgeUniversityPress, 2003.

8. Oxford University Press: Oxford Advanced Learn’s Dictionary, 7 th Edition, 2005.

9. Paul R. & Elder L.: Critical Thinking: Tools for Taking Change of Your Learning and Your Life, 2001.