Quản lý nhà hàng khách sạn là ngành gì, ngành Quản trị khách sạn có dễ xin việc không, tỷ lệ thất nghiệp thế nào, học ngành này ra làm gì… Để có một khởi đầu ít bỡ ngỡ và toàn tâm theo đuổi lâu dài lĩnh vực Quản lý nhà hàng khách sạn, trước hết, bạn cần có cái nhìn bao quát lẫn chi tiết về cơ hội nghề nghiệp và đối tượng theo học của ngành này. Vậy hãy cùng huongnghiepaau.com giải đáp nhanh các câu hỏi xoay quanh ngành Quản lý nhà hàng khách sạn trong bài viết sau đây nhé.
Quản lý nhà hàng khách sạn là ngành gì, ngành Quản trị khách sạn có dễ xin việc không, tỷ lệ thất nghiệp thế nào, học ngành này ra làm gì… Để có một khởi đầu ít bỡ ngỡ và toàn tâm theo đuổi lâu dài lĩnh vực Quản lý nhà hàng khách sạn, trước hết, bạn cần có cái nhìn bao quát lẫn chi tiết về cơ hội nghề nghiệp và đối tượng theo học của ngành này. Vậy hãy cùng huongnghiepaau.com giải đáp nhanh các câu hỏi xoay quanh ngành Quản lý nhà hàng khách sạn trong bài viết sau đây nhé.
Ngoài ra, ngành Quản lý nhà hàng khách sạn còn bao gồm các khía cạnh khác như Quản trị cơ sở vật chất, Quản trị chất lượng dịch vụ, Quản trị thương hiệu…
Công việc của quản lý nhà hàng, khách sạn xoay quanh quản trị về nhân sự, chất lượng dịch vụ… (Nguồn ảnh: Babylon Premium Hotel & Spa)
Nhà hàng khách sạn là ngành dịch vụ mến khách và hướng tới mục tiêu chính là chăm sóc, phục vụ và thỏa mãn nhu cầu khách hàng ở mức tối ưu. Do đó, để theo đuổi ngành này, bạn cần xác định bản thân có thực sự yêu thích công việc chăm sóc và phục vụ người khác hay không, có sức khỏe tốt và sức bền tinh thần không, có thể lắng nghe và nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu người khác không…
Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cũng là tiêu chí đánh giá liệu bạn có thực sự thích hợp với nghề hay không, bởi nhà hàng, khách sạn là môi trường đa văn hóa, đa ngôn ngữ cực kỳ năng động và đòi hỏi ở cả nhân viên và quản lý năng lực sử dụng ngoại ngữ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể trau dồi kỹ năng này theo thời gian.
Cần cân nhắc một số yếu tố trước khi học ngành Quản lý nhà hàng khách sạn
Ở giai đoạn khởi đầu, bạn bắt buộc phải bắt đầu với vị trí nhân viên. Nhưng để phát triển lên cấp quản lý về sau, bạn cần xác định liệu bản thân có tiềm ẩn tố chất lãnh đạo không. Cụ thể, nắm bắt tâm lý nhân viên và khách hàng, tư duy nhanh nhạy đề ra giải pháp tức thời và hiệu quả, khả năng kết nối và truyền cảm hứng cho nhân viên… là những tố chất mà nhà quản lý tiềm năng cần có. Thế nhưng, các kỹ năng này cũng cần thời gian để học và trau luyện lâu dài.
Hướng Nghiệp Á Âu vừa cùng bạn tìm hiểu Quản lý nhà hàng khách sạn là ngành gì, học Quản trị khách sạn có dễ xin việc không, học Quản lý nhà hàng khách sạn có khó không… Hiểu rõ nhu cầu nhân lực mạnh mẽ của ngành và mong muốn trang bị hành trang tốt nhất cho bạn trẻ muốn theo đuổi ngành Quản lý nhà hàng khách sạn, Hướng Nghiệp Á Âu đã đưa vào giảng dạy khóa Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn.
Đây là khóa học ngắn hạn được Hướng Nghiệp Á Âu đầu tư xây dựng với hệ thống kiến thức bám sát tiêu chuẩn quốc tế, chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ chuyên nghiệp và kỹ năng quản lý cho học viên, đảm bảo tính ứng dụng cao nhất để học viên có thể vận dụng vào thực tế khi đi làm.
Nếu có thắc mắc về khóa học Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn, các bạn vui lòng điền vào form đăng ký bên dưới hoặc gọi số 1800 6148 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!
Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất là một tài liệu quan trọng trong doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mô hình công
Để trả lời cho câu hỏi “Quản trị khách sạn có khó không?”, hãy cùng tìm hiểu một số khó khăn, áp lực mà nhân sự làm việc trong ngành này có thể gặp phải.
Đặc thù của ngành Quản trị khách sạn là không làm cố định theo giờ hành chính 8 giờ sáng – 5 giờ chiều, mà sẽ làm theo ca (ca sáng, ca chiều, ca đêm, ca gãy…). Bên cạnh đó, do tính chất công việc nên bạn có thể phải tăng ca những khi cao điểm, phải trực ca đêm, ăn uống thất thường…, dẫn tới có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, nếp sinh hoạt thường ngày.
Áp lực về thời gian, sức khỏe là một trong những nhược điểm của ngành Quản trị khách sạn (Nguồn ảnh: Sunrise Nha Trang Beach Hotel & Spa)
Không chỉ vậy, một số vị trí sẽ phụ trách công việc chân tay khá vất vả ở giai đoạn khởi đầu. Ví dụ, theo lời anh Nguyễn Trung Kiên, Giám sát buồng phòng tại Mường Thanh Luxury Hạ Long Centre, trung bình anh phải dọn dẹp từ 10 – 13 phòng/ngày khi làm ở TP.HCM và ít nhất 14 phòng/ngày khi làm tại Quảng Ninh. Con số này giúp bạn hình dung ra khối lượng công việc cực kỳ lớn, phải chạy đua với thời gian và đòi hỏi nhiều sức lực.
Quản trị khách sạn có khó không, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về những tác động về mặt tinh thần mà công việc này có thể đem lại. Đặc thù của ngành này là đòi hỏi giao tiếp, xử lý tình huống với khách hàng nên trong một ca làm việc, có thể bạn phải đối mặt với những trường hợp như khách phàn nàn về món ăn, khách kiếm cớ để được miễn phí… Các sự cố này có thể khiến bạn khá đau đầu để giải quyết triệt để, đòi hỏi phải có sức bền dẻo dai về mặt tâm lý.
Không ít bạn vẫn suy nghĩ học Quản trị khách sạn ra là sẽ làm quản lý ngay, nên khi vừa tốt nghiệp, các bạn kỳ vọng bản thân đã đủ sức đảm nhận chức vụ cao trong khách sạn, nhà hàng. Chính “ảo tưởng” này dẫn đến tâm lý hụt hẫng, thất vọng khi không tìm được việc phù hợp với năng lực, hoặc phải khởi đầu ở vị trí thấp như phục vụ bàn, dọn phòng… dù học cao, khiến nhiều bạn dễ bỏ cuộc.
“Quản trị khách sạn có khó không?”, câu trả lời phụ thuộc ở năng lực và quyết tâm phấn đấu của bạn (Nguồn ảnh: Starcity Hotel & Condotel Beachfront Nha Trang)
1. Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp:
Xây dựng chương trình đào tạo bài bản: Đào tạo nhân viên về kiến thức chuyên môn, kỹ năng phục vụ, quy trình làm việc và văn hóa doanh nghiệp.
Phát triển kỹ năng mềm: Tập trung vào việc nâng cao kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và khả năng thích ứng với tình huống.
Đánh giá và phát triển: Thực hiện đánh giá hiệu suất thường xuyên để nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp.
2. Quản lý thực đơn và nguyên liệu:
Lựa chọn thực đơn phù hợp: Xây dựng thực đơn đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, đồng thời phù hợp với định vị của nhà hàng.
Kiểm soát chất lượng nguyên liệu: Đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tươi ngon, và áp dụng các phần mềm quản lý kho để tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu.
Cập nhật xu hướng: Thường xuyên cập nhật các xu hướng ẩm thực mới để tạo ra những món ăn độc đáo và thu hút khách hàng.
3. Tối ưu hóa dịch vụ khách hàng:
Lắng nghe phản hồi: Tích cực thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng thông qua các kênh như bảng khảo sát, mạng xã hội, hoặc trực tiếp khi phục vụ.
Áp dụng công nghệ: Sử dụng các phần mềm quản lý khách hàng (CRM) để theo dõi hành vi, sở thích của khách hàng, từ đó đưa ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi phù hợp.
Xử lý khiếu nại: Xây dựng quy trình xử lý khiếu nại rõ ràng, nhanh chóng và chuyên nghiệp để chuyển hóa những khách hàng không hài lòng thành những khách hàng trung thành.
4. Quản lý giao tiếp với khách hàng:
Xây dựng chính sách phục vụ chuyên nghiệp: Đào tạo nhân viên giao tiếp lịch sự, thân thiện, giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh.
Sử dụng CRM: Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua các chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết.
Cá nhân hóa dịch vụ: Tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho từng khách hàng dựa trên sở thích và nhu cầu của họ.