Vùng Phủ Sóng 5G Vinaphone Hcm

Vùng Phủ Sóng 5G Vinaphone Hcm

Bản đồ này thể hiện phạm vi phủ sóng của mạng di động Vinaphone 2G, 3G, 4G và 5G tại Da Nang . Xem thêm: Bản đồ tốc độ bit di động Vinaphone tại Da Nang và Viettel Mobile, Gmobile, Mobifone, Vietnamobile phủ sóng mạng di động tại Da Nang .

Bản đồ này thể hiện phạm vi phủ sóng của mạng di động Vinaphone 2G, 3G, 4G và 5G tại Da Nang . Xem thêm: Bản đồ tốc độ bit di động Vinaphone tại Da Nang và Viettel Mobile, Gmobile, Mobifone, Vietnamobile phủ sóng mạng di động tại Da Nang .

Cách kiểm tra lưu lượng tốc độ cao còn lại của gói Max200 của Vinaphone

Bạn có thể kiểm tra lưu lượng tốc độ cao còn lại và thời gian sử dụng của gói cước Max200 Vinpahone với cú pháp, soạn: DATA gửi 888. Ngoài gói Max200 Vina, Vinaphone còn cung cấp rất nhiều gói cước 4G 5G khác, bạn có thể tìm hiểu chi tiết các gói cước tại: Bảng giá các gói cước 4G VinaPhone RẺ NHẤT theo ngày, tháng.

Chúc bạn thực hiện đăng ký Max200 Vinaphone thành công và có thể thoải mái truy cập 4G Vinaphone thả ga với gói cước không giới hạn lưu lượng miễn phí này.

TPO - Từ thực phẩm thiết yếu tươi sống đến chế biến, gia vị, bánh mứt, nước giải khát đến các loại quà tặng, đồ trang trí… mang thương hiệu Việt đang “phủ sóng” diện rộng từ chợ truyền thống, cửa hàng, siêu thị… phục vụ người dân mua sắm Tết 2025.

Những ngày này, tại nhiều chợ truyền thống ở TPHCM như Bình Tây (quận 5), Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Nguyễn Tri Phương (quận 10)… tiểu thương ngành hàng bánh kẹo, trái cây sấy khô đã bắt đầu đưa hàng Tết giới thiệu đến người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Thị Hà (tiểu thương chợ Thiếc, quận 11) cho biết, bên cạnh các loại bánh mứt truyền thống như mứt dừa, hạt bí… năm nay còn có thêm các dòng sản phẩm mới như các loại mứt như mứt hồng bì, mứt xoài, hạt sa-chi, mứt chanh dây, đu đủ sấy dẻo, xoài sấy dẻo của các doanh nghiệp Việt được với mẫu mã bắt mắt, giá cả hợp lý được đưa ra thị trường.

“Trước đây, khách hàng thường chọn hàng ngoại để mua sắm Tết như sô-cô-la, bánh bơ nhập khẩu thì nay người tiêu dùng lại chọn mua hàng Việt, các sản phẩm do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất nhiều hơn. Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào tăng giá nhưng các doanh nghiệp đều giữ giá cũ. Vì vậy, chúng tôi bán lẻ sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều không tăng giá” – bà Hà nói.

Khảo sát nhiều mặt hàng Tết đang bày bán tại chợ, sản phẩm do các các doanh nghiệp trong nước sản xuất chiếm phần lớn. Ngoài các thương hiệu tên tuổi, các sản phẩm, đặc biệt là của các doanh nghiệp Việt Nam, đều được đầu tư hình ảnh, bao bì bắt mắt, giá cả phải chăng từ 80.000 - 400.000 đồng/ký. Đồng thời đảm bảo nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm. Ngay cả các sản phẩm trang trí, quà tặng Tết của có nguồn gốc “made in Việt Nam” được bày bán chiếm đa số.

Theo các tiểu thương, thời điểm này, hàng Tết về nhiều nhưng sức mua chưa tăng. Thông thường, cao điểm sắm Tết sẽ bắt đầu từ 22 tháng Chạp đến 30 Tết. Dẫu vậy, tiểu thương vẫn kỳ vọng thị trường Tết năm nay khởi sắc hơn vì kinh tế đang phục hồi, thu nhập người dân tăng trong khi hàng Tết phong phú, nhiều khuyến mãi.

Tại các siêu thị, hộp quà Tết cũng được bày bán sớm thu hút nhiều quan tâm của khách hàng. Cầm một hộp quà Tết ngắm nghía tại siêu thị MM Mega Market Bình Phú, chị Đào Thị Minh Trang (35 tuổi, ngụ quận 6) cho biết, nhiều năm trở lại đây, các doanh nghiệp trong nước đã tập trung cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm với giá thành phải chăng.

“Đa số hàng hóa trong các siêu thị đều là hàng Việt. Những sản phẩm của doanh nghiệp trong nước sản xuất có chất lượng tốt, hợp khẩu vị, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng nên năm nào gia đình tôi cũng ưu tiên tin dùng. Những năm gần đây, kinh tế khó khăn nên việc mua sắm hàng Việt cũng giúp tiết kiệm được chi phí khá lớn. Tôi cũng chọn hàng Việt để làm quà biếu tặng và mọi người đều tấm tắc khen” – chị Trang cho biết.

Tăng cường đưa hàng Việt đến người tiêu dùng

Theo ông Nguyễn Quốc Hoàng, Tổng giám đốc Công ty CP Bibica, tổng sản lượng bánh kẹo Bibica đưa ra thị trường năm nay hơn 5.000 tấn các loại, riêng dòng sản phẩm quà biếu là khoảng 6 triệu hộp. “Năm nay chúng tôi đặt kế hoạch doanh số mùa Tết cao hơn năm ngoái từ 15 - 20%. Hiện tình hình tương đối khả quan. Các điểm bán mạnh dạn nhập hàng. Thị trường tăng trưởng đều ở cả ba miền. Chúng tôi cũng đang tuyển 300 - 400 lao động thời vụ để kịp tiến độ sản xuất Tết”- ông Hoàng nói.

Để người tiêu dùng dễ dàng mua sắm, các doanh nghiệp còn tận dụng kênh thương mại điện tử, bán hàng livestream (phát trực tiếp). Ông Phạm Văn Việt - Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TPHCM, Tổng Giám đốc Công ty Việt Thắng Jeans – nói rằng hiện nay, doanh nghiệp buộc phải làm quen và sử dụng tốt kênh thương mại điện tử để quảng bá thương hiệu lẫn bán hàng. Tỷ lệ người mua hàng hoá của các doanh nghiệp Việt cũng tăng rất cao so với thời gian trước đây.

Thay vì livestream bán hàng từ 20h – 23h như thường lệ, ty Việt Thắng Jeans đã khảo sát thông tin mua sắm của khách hàng trẻ trên các sàn thương mại điện tử và thấy rằng, thói quen của khách hàng thay đổi. Vì vậy công ty thay đổi thời gian livestream, thời gian từ 22h đến 2h ngày hôm sau. Trong đó cao điểm “giờ vàng” từ 0h - 2h sáng.

“Ngay khi các cửa hàng truyền thống trở nên ít hiệu quả hơn, chúng tôi đã đầu tư mạnh vào thương mại điện tử, tổ chức livestream bán hàng thường xuyên. Kết quả thu về rất tích cực” - ông Việt chia sẻ.

Khảo sát của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho thấy, đa số người bán đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp đạt chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao được nhiều người mua, có thương hiệu uy tín, sản phẩm đa dạng chủng loại, giá bán cạnh tranh. Điều đó cho thấy người tiêu dùng ngày càng tin tưởng đón nhận và sử dụng hàng Việt...

Nhằm thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm, tiêu dùng thiết yếu phục vụ người lao động có thu nhập thấp vào dịp Tết Nguyên đán năm 2025 trên địa bàn thành phố, Sở Công thương TPHCM cũng vừa ban hành công văn gởi UBND các quận huyện, TP Thủ Đức và các doanh nghiệp về việc phối hợp tổ chức Chương trình Bán hàng lưu động - Bình ổn thị trường… với chủ đề “Kết nối tiêu dùng - Lan tỏa yêu thương”, diễn ra từ tháng 12/2024 đến tháng 1/2025.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công thương TPHCM nhấn mạnh, chương trình nhằm tạo điều kiện cho đối tượng là công nhân và phụ nữ, công nhân viên chức, người dân tại quận, huyện của thành phố được tiếp cận sản phẩm chất lượng, giá cả ưu đãi từ các mặt hàng thiết yếu phù hợp với chính sách bình ổn thị trường và hỗ trợ cộng đồng trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán.

Từ những tiệm nail nhỏ nhỏ ven đường chỉ có chừng 2 chiếc ghế cùng vài người thợ cho tới những tiệm nail sang trọng trong các trung tâm mua sắm có tới cả trăm thợ đều thấp thoáng bóng dáng người Việt. Theo tạp chí Nail, có trụ sở tại California thì người Việt chiếm tới 65% thợ nail trong toàn nước Mỹ và có tới 75% tiệm nail do người Việt làm chủ.

Trước năm 1975, nghề nail gần như không hiện diện tại Mỹ. Do việc làm đẹp bộ móng tay chân thời đó khá đắt đỏ nên chỉ có những ngôi sao Hollywood mới sử dụng. Nhưng như một cái duyên, năm 1975 nữ diễn viên Tippi Hedren (Tại Việt Nam, khán giả yêu điện ảnh từng biết tới cô với vai diễn Martha Mears trong bộ phim Nữ bá tước ở Hồng Kông do Vua hề Charlie Chaplin đạo diễn) trong vai trò Ðại sứ từ thiện đã đến thăm một trại tị nạn người Việt ở Cali.

Hai cô thợ nail đang vẽ móng cho khách tại một tiệm nail ở Miami - Florida.

Tại đây các phụ nữ trong trại đã tỏ ra thích thú với bộ móng tay được trang trí rực rỡ của nữ minh tinh. Nhận lời giúp đỡ cho những người tị nạn, Hedren tạo điều kiện để những người phụ nữ học đánh máy, học may nhưng các phụ nữ này lại không thích bằng việc được vẽ móng. Vì thế, Hedren đã đưa thợ làm móng của mình tới dạy nghề.

Sau này Hedren kể: “Sự khéo léo của họ khiến tôi cảm thấy họ phù hợp với việc làm móng nên tôi đã quyết định tổ chức lớp dạy nail. Sự chọn lựa của tôi đã tỏ ra đúng đắn khi chỉ từ 20 người học việc đầu tiên, họ đã đưa nghề nail mở rộng ra toàn nước Mỹ và tạo ra nhu cầu làm đẹp móng tay móng chân cho mọi người Mỹ chứ không chỉ dành cho những người sang trọng”.

Ðến bây giờ, nhiều người Việt làm nail tại Mỹ vẫn coi Hedren là “Bà tổ nghề nail”. Từ những người học nghề ban đầu, họ đã nhanh chóng trở thành những thợ nail giỏi rồi tự mở tiệm, lôi kéo thêm đồng hương vào học nghề và làm nghề. Những người có đầu óc hơn thì mở trường dạy làm nail.

Cuối những 80 thập kỷ trước, khi những người Việt ồ ạt đến Mỹ theo nhiều diện di dân thì các trường dạy làm nail đã ăn lên làm ra bởi, đa số người Việt mới đến Mỹ đều chọn nail để mưu sinh. Sau khi thành nghề, muốn mở tiệm nail riêng cũng khá đơn giản bởi chi phí mở tiệm nail không cần nhiều tiền, thợ thì kêu gọi vài đồng hương cùng tham gia. Vì thế những tiệm nail mọc lên như nấm, lan rộng khắp nước Mỹ.

“Chúng tôi đã thành lập Hiệp hội nhằm tương trợ, giúp đỡ nhau trong nghề như thi tay nghề nail, xây dựng phát triển những mô hình cửa tiệm nail thống nhất. Việc có một ngày tôn vinh nail tôi tin sẽ có nhiều người ủng hộ vì điều đó sẽ thực sự có ý nghĩa với người làm nghề như chúng tôi”.

Trò chuyện với anh Vương Nguyễn- một chủ tiệm nail tại Miama (Florida), được biết đa số người Việt sang đến Mỹ đầu tiên đều gặp trở ngại về ngôn ngữ cũng như không có bằng cấp, kinh nghiệm để có thể đi xin việc. Vì thế, việc dễ dàng làm nhất là theo nghề nail bởi chỉ cần học vài tuần là có thể có chứng chỉ để đi làm. Hơn nữa đa số các tiệm nail đều do người Việt làm chủ nên không biết tiếng Anh cũng có thể tới học việc và làm việc được luôn. Một lợi thế khác là làm nail được khách trả hầu hết bằng tiền mặt nên dễ dàng hơn trong việc khai thuế.

“Anh tính coi, về thể lực thì người Việt không thể có sức khoẻ bằng nhiều người nước khác, nhưng người Việt lại khéo tay, chịu khó nên đâu có gì phù hơn hơn nghề nail. Người đứng tuổi, thậm chí có thể lực không khoẻ cũng có thể làm tốt nghề. Một thợ mới ra nghề 1 tuần cũng có lương chừng 500 đô-la, vững nghề thì thu nhập cả ngàn đô-la/tuần, giỏi nghề có thể lên tới 2 ngàn đô-la… Với mức thu nhập như thế lại được trả bằng tiền mặt nên cuộc sống thợ nail đạt mức trung bình trở lên so với cộng đồng”- Anh Vương chia sẻ.

Không chỉ làm việc tại chỗ mà nhiều người Việt thích xê dịch lại chọn cách làm nail dạo. Thích ở nơi nào, người thợ nail chỉ cần liên hệ một tiệm nail đang có nhu cầu tuyển thợ nail và thêm điều kiện bao ăn ở là ngon lành. Do cách ăn chia giữa thợ và chủ, thông thường là chủ 40% và thợ nhận phần còn lại nên việc xin việc khá dễ dàng. Anh Kevin Lê- một thợ nail dạo tôi gặp ở Philadelphia kể cho tôi nghe về công việc của anh.

Quang cảnh bên trong một tiệm nail trong giờ làm việc tại TP biển Daytona - Florida.

Mới qua Mỹ vài năm, chưa có gia đình nên anh muốn đi du lịch khắp nước Mỹ. Không có sẵn tiền, anh cứ đi, tới nơi nào thích thì xin việc, làm vài tháng rủng rỉnh tiền lại đi tiếp. Anh bảo: “Tôi tranh thủ vừa làm vừa đi lang thang vài năm, bao giờ có gia đình thì tính tiếp”. Nhờ những người nail dạo như Kenvin mà các tiệm nail cứ lan rộng hết nước Mỹ.

Ðể có thu nhập ổn định, các tiệm nail thường tạo ra những khách hàng thân thiết. Thông thường một bộ móng được làm thì chừng 3 đến 4 tuần sẽ bắt đầu xuống nước sơn và biến dạng do sự phát triển của móng, khách hàng cần ghé tiệm làm lại. Với chi phí cho một bộ móng trung bình chừng 20- 40 đô-la, chỉ cần có chừng vài trăm khách hàng thân thiết là sống khỏe.

Ðể mở rộng khách hàng, các tiệm nail thường khuyến mãi thêm như mat-xa chân, làm móng em bé miễn phí. Những chiêu khuyến mãi kiểu như thế rất được lòng khách để họ quay lại. Những em bé được làm móng miễn phí cũng sẽ là khách hàng tiềm năng sau này.

Trò chuyện với nhiều thợ nail họ đều thừa nhận nghề nail là nghề cứu cánh cho hàng vạn người Việt khi vừa đặt chân đến Mỹ. Từ nghề nail, người thợ đã nhanh chóng tự lo cho gia đình mình có cuộc sống ổn định, mua được nhà cửa, xe cộ cũng như lo cho con cái học hành chữa bệnh chỉ trong vài năm đầu tiên đến Mỹ.

Bà Tippi Hedren (Áo đen chấm trắng- giữa) chụp hình chung với những người thợ nail người Việt đầu tiên.

Thậm chí đi xa hơn, từ nghề nail họ còn chăm lo được người thân ở Việt Nam có cuộc sống khá hơn. Anh Vinh Võ- Chủ tiệm nail tại New York chia sẻ: “Theo tôi tìm hiểu thì năm 2015, lượng kiều hối gửi từ Mỹ về Việt Nam lên đến khoảng 7 tỷ đô. Trong số này tôi tin những đồng tiền gửi được kiếm từ nghề nail không phải nhỏ đâu”.

Anh Vinh Võ cho biết: “Tôi là hội viên Hiệp hội những người Việt tại Mỹ hành nghề nail và tóc. Trong những lần gặp gỡ, cũng có nhiều ý kiến đề nghị chọn ngày phù hợp để tôn vinh nghề nail. Dù rằng tại Mỹ thì chuyện tôn vinh không phù hợp lắm, nhưng mình là người Việt, nghề nail đã giúp mình có ngày hôm nay thì cũng cần quan tâm cho đúng với phong tục người Việt”.

Gặp những người thợ nail ngày cuối năm họ đều bày tỏ, dù nghề nail có đem lại sự sung túc cho họ nhưng dẫu sao cũng đất khách quê người. “Về chứ anh! Tổ tiên, quê hương mình ở nơi đó mà. Nhờ Tổ tiên phù hộ độ trì mà chúng tôi có được ngày hôm nay”- Anh Vinh Võ nói.

Theo thống kê từ Nail Magazine thì số tiệm nail trên toàn nước Mỹ ước tính khoảng trên 65 ngàn tiệm nail, trong đó chỉ riêng hệ thống siêu thị Walmart, chuỗi tiệm mang tên Regal Nail do ông Charlie Tôn quý làm chủ đã có trên 11 ngàn tiệm. Tổng doanh thu ngành dịch vụ thẩm mỹ tại Mỹ năm 2015 đạt trên 33 tỷ đô la thì nghề nail đã chiếm gần 9 tỷ đô la.

Theo Trọng Thịnh/Báo Tiền Phong

TTTĐ - Tết Nguyên đán là dịp để mọi người, mọi nhà sum họp nhưng những cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân phải tạm gác lại tình cảm gia đình để lên đường làm nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biển, đảo...

TTTĐ - Lực lượng của Vùng 3 Hải quân đã được tăng cường để thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn ...

Đóng quân tại bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân là đơn vị huấn luyện chiến đấu và chiến đấu trực thuộc Quân chủng Hải quân, quản lý khu vực biển đảo có vị trí chiến lược rất quan trọng. Trong suốt chặng đường xây dựng chiến đấu và trưởng thành, các cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân luôn đoàn kết, chủ động vượt qua mọi khó khăn, lập những thành tích đáng tự hào. Nhân dịp Tết đến Xuân về báo Tuổi trẻ Thủ đô có cuộc trò chuyện với Đại tá Đoàn Bảo Anh, Phó Tư lệnh Vùng 3 Hải quân về những hoạt động của đơn vị trong một năm qua.

PV: Thưa Đại tá Đoàn Bảo Anh, Phó Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, trong năm 2021, ngoài việc thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh tại đơn vị, Vùng 3 đã có những hoạt động hỗ trợ như thế nào đối với chính quyền địa phương và người dân trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn đơn vị đóng quân?

Đại tá Đoàn Bảo Anh: Trong năm 2021, TP Đà Nẵng chịu ảnh hưởng và tác động nặng nề của dịch COVID-19. Là đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn thành phố, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp của Vùng đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đầy đủ các phương án, chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện, sẵn sàng tham gia giúp đỡ Nhân dân địa phương.

Khi dịch COVID-19 có dấu hiệu bùng phát mạnh và thành phố Đà Nẵng thực hiện nghiêm quy định “4 tại chỗ”, Vùng 3 Hải quân đã chủ động cử đoàn công tác gồm 60 đồng chí tăng cường hỗ trợ 5 phường của quận Liên Chiểu. Cụ thể, đoàn đã hỗ trợ vận chuyển 120 tấn gạo và 280 tấn thực phẩm các loại cho Nhân dân địa phương; Tham gia 72 lượt tuần tra, 204 lượt trực chốt; Xử lý 2.400 tấn rác thải các loại và hướng dẫn người dẫn xét nghiệm và tiêm vắc xin ngừa COVID-19.

Ngoài ra, bằng các sản phẩm tăng gia sản xuất của đơn vị, Vùng đã ủng hộ khu cách ly của địa phương hàng tấn rau, củ, quả, hơn 700kg gạo, 80 lít nước mắm, 300 quả trứng vịt, 100kg thịt gia cầm; Hỗ trợ địa phương 17 lượt xe ô tô các loại (8 xe cứu thương, 2 xe tải, 7 xe ca) tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch.

Chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình, là biện pháp thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt “Quân đội cùng cả nước chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”; Góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, bảo đảm cuộc sống an toàn, sức khỏe và tính mạng của Nhân dân.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, mỗi cán bộ chiến sĩ của Vùng 3 Hải quân luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, kề vai sát cánh giúp đỡ bà con; Bình tĩnh, tự tin, linh hoạt xử lý các tình huống; Đồng thời chấp hành nghiêm túc các chỉ thị, quy định, hướng dẫn của các cấp về công tác phòng, chống dịch COVID-19 bảo đảm an toàn tuyệt đối trong thực hiện nhiệm vụ.

PV: Dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực, trong đó có các đơn vị quân đội. Vậy Vùng 3 đã có những giải pháp hiệu quả như thế nào trong thời gian qua để vừa bảo đảm an toàn dịch bệnh cho cán bộ, chiến sĩ, vừa triển khai tốt nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của đơn vị trong năm 2021?

Đại tá Đoàn Bảo Anh: Năm 2021, trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Vùng 3 Hải quân thực hiện mục tiêu kép: Vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn, vừa triển khai nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ). Hưởng ứng và phát động phong trào thi đua “Vùng 3 Hải quân cùng cả nước chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”, cấp ủy, chỉ huy các cấp thường xuyên quan tâm, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn Vùng bằng cách tận dụng, phát huy hiệu quả kênh như: Qua hệ thống truyền thanh nội bộ, tuyên truyền trực tuyến, qua tờ rơi, tờ gấp các nội dung về biện pháp phòng, chống dịch; Các văn bản, chủ trương của các cấp, ngành về dịch COVID-19.

Các nội dung huấn luyện của Vùng đều được phân chia nhỏ lẻ, phân tán để đảm bảo giữ khoảng cách. Quân nhân trước khi đi biển phải cách ly ít nhất 14 ngày, bảo đảm các điều kiện tốt nhất cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Toàn Vùng kiểm soát tốt lực lượng, phương tiện ra vào doanh trại, thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế, tiến hành đo thân nhiệt và khai báo y tế trước khi vào đơn vị.

Vùng chủ động nắm chắc tình hình dịch COVID-19 tại địa phương và đơn vị. Khi có yếu tố dịch tễ xảy ra, chúng tôi phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương khẩn trương khoanh vùng và truy vết. Sau khi xác định rõ nguồn lây thì cách ly, thu hẹp phạm vi lây dịch để bảo đảm hoạt động SSCĐ và huấn luyện không bị gián đoạn. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp của Vùng xây dựng kế hoạch ứng phó với từng cấp độ dịch, tổ chức luyện tập các phương án phòng, chống dịch tránh để bị động bất ngờ.

Khi toàn thành phố phong tỏa, thực hiện nghiêm quy định “4 tại chỗ”, chúng tôi đã linh hoạt khai thác các nguồn cung cấp lương, thực phẩm; Quản lý chặt chẽ công tác tiếp phẩm không để dịch lây lan vào đơn vị; Đồng thời đẩy mạnh tăng gia sản xuất, dự trữ lương thực, thực phẩm nhằm duy trì ổn định đời sống bộ đội.

PV: Trước diễn biến tình hình dịch bệnh vẫn đang phức tạp, đơn vị đã có kế hoạch, giải pháp như thế nào trong công tác tổ chức đón Tết cổ truyền 2022 cho cán bộ chiến sĩ, đặc biệt với những cán bộ, chiến sĩ ngoài đảo xa và các đơn vị tàu trực chiến ngoài biển?

Đại tá Đoàn Bảo Anh: Vùng 3 Hải quân là đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo rộng lớn của 7 tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Định, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. Về tổ chức biên chế, Vùng có nhiều loại hình cơ quan, đơn vị; Quân số đông và thường xuyên thực hiện nhiệm vụ dài ngày trên các vùng biển, đảo. Đặc điểm này ảnh hưởng và chi phối nhiều đến tâm lý, tình cảm, nhất là các chiến sĩ trẻ lần đầu đón Tết xa nhà, những quân nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Do đó, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn Vùng đã xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết nhằm bảo đảm tốt nhất chế độ, tiêu chuẩn cho bộ đội trực Tết. Đơn vị thường xuyên quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ chiến sĩ; Đẩy mạnh công tác tăng gia sản xuất, bảo đảm nguồn lương thực, thực phẩm để bộ đội đón Tết, đặc biệt là cho các tàu trước khi rời bến thực hiện nhiệm vụ.

Đồng thời, chúng tôi cũng lựa chọn và phân công, bố trí những đồng chí dày dạn kinh nghiệm tham gia trực Tết trên biển, lập kế hoạch chặt chẽ, chủ động nắm chắc tình hình trên biển, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, giữ vững chủ quyền biển, đảo, môi trường hòa bình, ổn định để Nhân dân yên tâm đón Tết.

Hằng năm, Bộ Tư lệnh Vùng đều cử đoàn công tác do Thủ trưởng Bộ Tư lệnh làm trưởng đoàn thăm, tặng quà, chúc Tết Nhân dân, cán bộ, chiến sĩ và chính quyền trên các đảo tiền tiêu, đồng thời kiểm tra công tác duy trì SSCĐ và tổ chức đón Tết của chỉ huy các cấp.

PV: Trải qua một năm đầy khó khăn do dịch bệnh, Vùng 3 Hải quân đã kiên cường vượt qua và đạt được những thành tích gì, thưa đồng chí?

Đại tá Đoàn Bảo Anh: Trong năm 2021, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Vùng 3 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng trong điều kiện tình hình an ninh, chính trị thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp; Dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh trong nước và trên địa bàn TP Đà Nẵng. Toàn Vùng duy trì tốt lực lượng, phương tiện trực SSCĐ trên vùng biển được phân công, bảo đảm an toàn, không để sót lọt mục tiêu. Lực lượng tàu hoàn thành tốt nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển, điều động 5 lượt tàu tìm kiếm cứu nạn và hỗ trợ y tế cho 5 tàu cá ngư dân, lực lượng bờ giúp dân xử lý 2 đám cháy rừng (12ha) khu vực gần đơn vị hiệu quả, an toàn.

Vùng đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng địa phương nắm chắc tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn, khu vực đóng quân, tổ chức thành công bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đặc biệt, Vùng đã khắc phục khó khăn, kết hợp tuần tra và tổ chức bầu cử cho 100% cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên biển; Thực hiện tốt các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc người có công với cách mạng với tổng số tiền lên đến 1 tỷ đồng. Toàn Vùng nâng cao chất lượng huấn luyện, xây dựng mô hình tàu “chính quy - mẫu mực”, quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật hiệu quả, đi vào chiều sâu.

Năm 2021, Vùng được Bộ trưởng Bộ quốc phòng tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19. Toàn Vùng có 1 tập thể được tặng thưởng Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng, 2 tập thể được tặng thưởng Cờ thi đua của Bộ Tư lệnh Hải quân, 28 tập thể được tặng danh hiệu Đơn vị Quyết thắng cùng nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng ở các cấp.