Xóa Nhà Tạm Nhà Dột Nát Cho Hộ Nghèo Hộ Cận Nghèo

Xóa Nhà Tạm Nhà Dột Nát Cho Hộ Nghèo Hộ Cận Nghèo

Đảm bảo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở chắc chắn, an toàn, xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát

Đảm bảo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở chắc chắn, an toàn, xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát

Yêu cầu chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ

Với định mức hỗ trợ như trên, Bộ Xây dựng chỉ rõ yêu cầu chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ như sau:

- Sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nhà ở phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.

- Các bộ phận nền - móng, khung - tường, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy, cụ thể:

+ “Nền - móng cứng” là nền - móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tổng, bê tổng cốt thép, xây gạch/đá, gạch lát, gỗ.

+ “Khung - tường cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tổng cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc.

+ “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tổng cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tổng cốt thép, lợp ngói.

Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, gỗ...) liên kết bền chặt với tường xây, cột bê tổng cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc.

Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thời hạn sử dụng, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành (hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng) quy định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể (nếu có), báo cáo Bộ Xây dựng xem xét, quyết định.

Đối tượng hưởng hỗ trợ nhà ở

Căn cứ Điều 1, Điều 3 và Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BXD, đối tượng thuộc diện hỗ trợ nhà ở là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 74 huyện nghèo thuộc 26 tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định 353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025) trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý, đang cư trú trên địa bàn huyện nghèo và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm.

- Đối tượng thụ hưởng hỗ trợ nhà ở không bao gồm các hộ đã được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và các chương trình, đề án, chính sách khác;

Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là nền - móng, khung - tường, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc).

(2) Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ nghèo, hộ cận nghèo nhỏ hơn 8m2.

(3) Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức xã hội khác.

Thứ tự ưu tiên hỗ trợ nhà ở được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BXD như sau:

- Ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng theo thứ tự sau đây:

- Đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo có cùng mức độ ưu tiên, việc hỗ trợ được thực hiện theo thứ tự sau:

Hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ nghèo, hộ cận nghèo

Dự thảo Quyết định nêu rõ việc hỗ trợ phải đảm bảo các nguyên tắc: Hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ nghèo, hộ cận nghèo; bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân.

Phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện, đặc điểm, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.

Huy động từ nhiều nguồn vốn hợp pháp để thực hiện, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm. Thực hiện hỗ trợ theo nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ trực tiếp một phần vốn, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở.

Việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.

Theo dự thảo, hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở phải đảm bảo các điều kiện sau:

1- Chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở là nhà tạm, nhà dột nát hoặc diện tích nhà ở bình quân đầu người nhỏ hơn 8m2.

2- Nhà ở phải được xây dựng hoặc sửa chữa trên đất ở hợp pháp, phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở.

3- Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức khác. Trường hợp đã được hỗ trợ theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở thì phải thuộc một trong các trường hợp sau:

Thời gian hỗ trợ đã được trên 10 năm (tính từ thời điểm nghiệm thu đưa vào sử dụng), đến nay nhà ở đã xuống cấp, hư hỏng, không bảo đảm an toàn.

Nhà ở bị hư hỏng do các nguyên nhân bất khả kháng như: bão, lũ, lụt, động đất, sạt lở đất, hỏa hoạn hoặc các loại hình thiên tai khác.

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo này trên Cổng TTĐT của Bộ.

Mức hỗ trợ xây mới và cải tạo nhà ở

Khoản 3 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BXD quy định mức hỗ trợ xây mới và cải tạo nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau:

- Nhà xây mới: Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ từ ngân sách trung ương.

- Sửa chữa nhà: Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ từ ngân sách trung ương.

Mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo (Ảnh minh họa)

Tổ chức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở

Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BXD, để được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở thì hộ nghèo, hộ cận nghèo và các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện một số công việc sau:

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo trong danh sách được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở ký cam kết xây mới hoặc sửa chữa nhà ở và đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị cung ứng vật liệu để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở (nếu có nhu cầu), đề xuất lựa chọn mẫu nhà, phương thức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở.

- Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) không có khả năng tự xây mới hoặc sửa chữa nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức thành viên để thống nhất phân công các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tổ chức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở cho các đối tượng.

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã khi hoàn thành các phần việc theo giai đoạn (hoàn thành phần móng đối với những hộ xây dựng nhà ở mới, hoàn thành từ 30% khối lượng công việc trở lên đối với những hộ sửa chữa nhà ở hiện có) hoặc hoàn thành toàn bộ công trình để tổ chức nghiệm thu làm cơ sở thực hiện giải ngân vốn hỗ trợ.

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, giám sát và giúp đỡ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong quá trình xây mới hoặc sửa chữa nhà ở đảm bảo tiến độ và chất lượng; lập biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn và biên bản xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.

Trên đây là quy định về mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn và giải đáp.

Ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương tối đa bằng 40 triệu đồng/hộ gia đình đối với xây mới nhà ở và 20 triệu đồng/hộ gia đình đối với sửa chữa nhà ở.

Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Đây là quy định tại Thông tư 46/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Thông tư quy định rõ về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo. Theo đó, căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, khả năng cân đối ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo từ nguồn ngân sách nhà nước. Ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương tối đa bằng 40 triệu đồng/hộ gia đình đối với xây mới nhà ở và 20 triệu đồng/hộ gia đình đối với sửa chữa nhà ở theo quy định khoản 1 Điều 9 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg.

Điều kiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Căn cứ danh sách các hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở và mức hỗ trợ cụ thể đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; căn cứ biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn xây mới hoặc sửa chữa nhà ở và biên bản xác nhận hoàn thành xây mới hoặc sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đưa vào sử dụng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thanh toán như sau:

Đối với hộ gia đình thực hiện xây dựng mới nhà ở: Hỗ trợ lần đầu 70% mức hỗ trợ xây mới nhà ở sau khi hoàn thành phần móng; 30% còn lại sau khi hộ gia đình hoàn thành công trình xây mới nhà ở;

Đối với hộ gia đình thực hiện sửa chữa nhà ở: Hỗ trợ lần đầu 70% mức hỗ trợ sửa chữa nhà ở sau khi hộ gia đình đã hoàn thành từ 30% khối lượng công việc; 30% còn lại giải ngân sau khi hộ gia đình hoàn thành công trình sửa chữa nhà ở.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giám sát để các hộ gia đình sử dụng tiền hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đúng mục đích, đảm bảo chất lượng nhà ở; đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước: danh sách hỗ trợ nhà ở, mức hỗ trợ từng hộ gia đình trước và sau khi có quyết định hỗ trợ của cấp có thẩm quyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại các thôn, bản theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách đối với các cá nhân, dân cư.

Thông tư cũng quy định về nội dung ngân sách nhà nước chi hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 16 tuổi.

Cụ thể, chi hỗ trợ can thiệp phòng, chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 16 tuổi theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và phù hợp với quy định tại điểm b khoản 3 Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg.

Chi theo dõi, khảo sát, đánh giá định kỳ, phân loại tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, khẩu phần, chế độ ăn, thói quen tiêu thụ thực phẩm của trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú: Nội dung mức chi thực hiện theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC.

Chi tổ chức các buổi hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ em dựa trên các sản phẩm, thực phẩm tại địa phương: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 37 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.

Chi bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú; vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng/chế phẩm dinh dưỡng, thuốc tẩy giun cho trẻ em suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng dưới 16 tuổi: Mức chi theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chi xây dựng hướng dẫn và triển khai mô hình can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, an ninh dinh dưỡng đặc thù cho từng vùng miền; xây dựng thực đơn dinh dưỡng: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.