Ngành Kỹ thuật cơ khí có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở
Ngành Kỹ thuật cơ khí có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp của Nhà nước và các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài đều sử dụng dây chuyền thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ tiến tiến nhất để tăng chất lượng và năng suất sản phẩm. Chính vì thế sinh viên ngành Kỹ thuật cơ điện tử có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở.
Sau khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có khả năng sáng tạo, thiết kế các sản phẩm cơ điện tử; ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến nhất; vận hành, bảo dưỡng, bảo trì và phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có,… Nhờ đó bạn có thể đảm nhận các vị trí như:
– Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần mềm và phần cứng, điều khiển máy móc, hệ thống sản xuất tự động, thiết bị tự động,….đây là vị trí rất “hot” được tuyển dụng nhiều tại các nhà máy sản xuất.
– Chuyên viên tư vấn công nghệ, lập trình kỹ điều khiển, thiết kế kỹ thuật, chuyển giao và thi công các dây chuyền, hệ thống tự động và bán tự động tại các công ty về điện, điện tử, cơ khí,…
– Nếu bạn có đủ trình độ và kinh nghiệm làm việc, bạn có thể đảm nhận vị trí trưởng bộ phận kỹ thuật, giám đốc kỹ thuật tại các doanh nghiệp liên quan đến cơ điện tử.
Với sinh viên chương trình tiên tiến và liên kết đào tạo, bạn hoàn toàn có đủ kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ để làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc trực tiếp sang nước ngoài làm việc với mức thu nhập trong mơ.
Ngành Kỹ thuật cơ điện tử đã, đang và sẽ ngày càng phát triển hơn nữa. Nếu bạn muốn bắt kịp xu hướng, thay đổi diện mạo khoa học công nghệ thế giới thì đây chắc chắn là lựa chọn hàng đầu!
Ngày 4/5, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu tổ chức hoạt động, nằm trong chuỗi hướng nghiệp - trải nghiệm định kỳ được tổ chức hàng tháng của trường Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội, mang đến những trải nghiệm công nghệ gần gũi nhất cho học sinh, đồng thời cung cấp thêm nhiều kiến thức công nghệ mới.
Học sinh hệ Toán - Tin trải nghiệm ứng dụng AI trong lái drone mô phỏng.
Học sinh hệ Toán - Tin được tham gia bài giảng về AIoT của PGS. Nguyễn Đức Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Điện - Điện tử. Chia sẻ về công nghệ mới, đây là kết hợp trong thời đại mới bởi sự phát triển mạnh mẽ của AI và internet vạn vật (IoTs) ngày nay.
Theo xu hướng giao thoa giữa nhiều ngành nghề, AIoT có thể phát triển trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học sự sống, công nghệ sinh học y sinh, cho đến nghệ thuật và quản trị con người. Chính vì vậy, việc chuẩn bị từ sớm cho các bạn về kiến thức này là hoàn toàn cần thiết.
"Học sinh hoàn toàn có thể tìm kiếm các thông tin về công nghệ mới ngay trên internet, nhưng để tiếp cận chính xác nhất, học sinh cần có sự chuẩn bị tốt cùng sự đào tạo bài bản từ trường học" - Thầy Minh nhấn mạnh.
Trong chuyến trải nghiệm, học sinh hệ Toán - Tin được tham gia loạt hoạt động tại các phòng nghiên cứu công nghệ: thử nghiệm AIoT thông qua hệ thống camera và lái drone mô phỏng, điều khiển cánh tay robot sản xuất, tham gia hệ thống nhúng và thiết kế vi mạch, semiconductor.
Học sinh trải nghiệm lập trình, điều khiển tại phòng nghiên cứu Robot Yaskawa Mechatronic.
Xuyên suốt chuyến đi, các thầy cô giảng viên, Đoàn Thanh niên Trường Điện - Điện tử cũng đồng hành cùng các học sinh, tư vấn và định hướng sâu hơn về các ngành nghề công nghệ tại trường.
Chia sẻ sau chuyến trải nghiệm, cô Nguyễn Thu Nga - đại diện giảng viên Trường Điện - Điện tử bày tỏ sự ấn tương với học sinh Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu với sự nhanh nhạy và những hiểu biết về trường cùng các ngành học, bên cạnh đó, các em cũng luôn bám sát chương trình, giúp các hoạt động mang lại những trải nghiệm trọn vẹn nhất.
Chuyến trải nghiệm được tổ chức tại tòa C7 và D8 Đại học Bách khoa Hà Nội, được thiết kế với nhiều hoạt động công nghệ hiện đại mang tính định hướng cao.
Với những chuyến trải nghiệm thực tế tại các Khoa, viện của Đại học Bách khoa Hà Nội, học sinh hệ Toán - Tin trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu được định hướng chuyên sâu về các lĩnh vực công nghệ, khơi nguồn cảm hứng và sẵn sàng cho tương lai.
Hệ Toán - Tin ứng dụng mang màu sắc “chuyên kiểu mới” do các giảng viên Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm là nòng cốt phụ trách. Chương trình tập trung chuyên sâu Toán, Tiếng Anh, Lý, Hóa, Công nghệ và Tin học (theo hướng khoa học máy tính) hướng nghiệp khối ngành Công nghệ, Kinh tế. Các tiết tăng cường và dự án ứng dụng cùng các hoạt động ngoại khóa/câu lạc bộ hướng nghiệp công nghệ, khởi nghiệp khai thác hệ sinh thái của BK Holdings.
TRƯỜNG THCS VÀ THPT TẠ QUANG BỬU
Kỹ thuật cơ khí luôn là ngành có sức hấp dẫn lớn đối với những người đam mê máy móc kỹ thuật. Hôm nay, huongnghiep.hocmai.vn sẽ review chi tiết khoa Kỹ thuật cơ khí của Đại học Bách Khoa Hà Nội – một trong những trường hàng đầu trong ngành, các bạn quan tâm tham khảo nhé!
Tìm hiểu ngành Kỹ thuật cơ khí của Đại học Bách Khoa Hà Nội
Kỹ thuật cơ khí là ngành chuyên ứng dụng các nguyên lý vật lý để chế tạo ra các loại thiết bị, máy móc và các vật dụng hữu ích khác. Cơ khí sẽ áp dụng các nguyên lý định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng, nguyên lý nhiệt động lực học để phân tích các hệ vật lý động và tĩnh, phục vụ cho việc thiết kế trong các lĩnh vực như máy bay, ô tô, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, máy móc và thiết bị sản xuất, đồ dùng gia đình, vũ khí,…
Sinh viên ngành Kỹ thuật cơ khí sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng để gia công, chế tạo, thiết kế, cải tiến các sản phẩm cơ khí; khả năng lắp ráp, vận hành, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết bị, máy móc trong quá trình sản xuất. Một số môn chuyên ngành bạn sẽ được học là: Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, họa hình – vẽ kỹ thuật, sức bền vật liệu, cơ lý thuyết, công nghệ kim loại, điều khiển tự động,…
Kỹ thuật cơ điện tử hay còn được gọi là Cơ điện tử, là sự kết hợp giữa kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật máy tính và kỹ thuật điện tử. Bạn có thể hiểu đơn giản thế này: Các kỹ sư tin học có thể tạo ra trí thông minh nhân tạo nhưng không có kiến thức về cơ khí, còn các kỹ sư cơ khí không thể làm máy móc thông minh hơn, kỹ sư điện tử có thể điều khiển và kết nối tín hiệu nhưng lại không thể kết nối trí thông minh nhân tạo vào các thiết bị cơ khí để điều khiển. Chính vì vậy, kỹ sư Cơ điện tử ra đời có thể đáp ứng hết các thiếu sót trên và phối hợp nền tảng của các ngành lại với nhau.
Một kỹ sư cơ điện tử sẽ đưa hệ thống điều khiển bằng điện tử vào sản phẩm cơ khí, thông qua hệ thống điện tử kết nối với hệ thống trí thông minh nhân tạo để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Một ví dụ tiêu biểu cho sản phẩm của cơ điện tử đó là Robot. Theo học ngành này bạn có thể nghiên cứu tạo ra robot và các hệ thống tự động hóa để tăng độ chính xác của công việc và giảm sự phụ thuộc vào con người.
Robot – sản phẩm tiêu biểu của ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Theo học ngành Kỹ thuật cơ điện tử, bạn sẽ được trang bị các kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính; hệ thống điều khiển nhúng, đo lường và điều khiển thông minh; hệ thống nén – thủy lực; và các kiến thức về robot, cảm biến. Một số môn học tiêu biểu có thể kể đến: thiết kế hệ thống số, các hệ thống cơ điện tử, mạch giao diện máy tính, đo lường và dụng cụ đo, truyền động cơ khí, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi,…
Bên cạnh đó, bạn còn được đào tạo phát triển các kỹ năng: tư duy sáng tạo, kỹ năng tư duy logic, quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm,…giúp phát huy tối đa các tố chất cần thiết của một người kỹ sư cơ điện tử.